KỶ NIỆM CHIẾN ĐẤU- Cựu chiến binh, đại tá Nguyễn Văn Bạch

KỶ NIỆM CHIẾN ĐẤU- Cựu chiến binh, đại tá Nguyễn Văn Bạch

KỶ NIỆM CHIẾN ĐẤU- Cựu chiến binh, đại tá Nguyễn Văn Bạch

KỶ NIỆM CHIẾN ĐẤU- Cựu chiến binh, đại tá Nguyễn Văn Bạch

KỶ NIỆM CHIẾN ĐẤU- Cựu chiến binh, đại tá Nguyễn Văn Bạch
KỶ NIỆM CHIẾN ĐẤU- Cựu chiến binh, đại tá Nguyễn Văn Bạch

KỶ NIỆM CHIẾN ĐẤU- Cựu chiến binh, đại tá Nguyễn Văn Bạch

KỶ NIỆM CHIẾN ĐẤU

              Đánh chiếm thị trấn đêm 30 tết

         Đó là kỷ niệm sâu sắc về một trận đánh mà đơn vị tôi đã tham gia  trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Năm 1968, tôi là chính trị viên phó Tiểu đoàn 2 Trung đoàn 174 (Đoàn Cao Bắc Lạng), nay thuộc Bộ Chỉ huy Quân sự Tỉnh Tây Ninh.

          Đã gần 50 năm trôi qua, nhưng tôi vẫn nhớ như in: Tháng 3-1967, Trung đoàn 174 chúng tôi hành quân từ Miền Bắc vào Nam chiến đấu.Sau trận đánh  Lữ đoàn dù của Mỹ ở cao điểm 875(ngáy 19/11/1967), tiêu dệt hơn 300 tên địch, thu 18 súng các loại , tiểu đoàn 2 – lữ dù 173 Mỹ bị thiệt hại nặng. Đến giáp Tết Mậu Thân 1968, Tiểu đoàn 2 chúng tôi đóng quân trong khu rừng thuộc địa bàn tỉnh Kon Tum thì được  lệnh cấp trên tổ chức cho bộ đội ăn Tết sớm để thực hiện một nhiệm vụ đặc biệt:Tổng tấn công và nổi dậy , giải phóng Miền Nam.

          Lúc bấy giờ, điều kiện chiến trường B3 Tây nguyên rất khó khăn, để có thực phẩm cho bộ đội ăn Tết, ngoài một ít bánh kẹo do hậu cần cấp phát, chúng tôi phải tổ chức cho bộ đội thay nhau  vào rừng tìm hái rau xanh, lấy lá dong, lá chuối về gói một ít bánh chưng cho buổi liên hoan đón Tết sớm. Đồng thời tổ chức sinh hoạt chính trị quán triệt nhiệm vụ cho cán bộ chiến sĩ, xây dựng quyết tâm cao cho bộ đội, nhận rõ ý nghĩa lịch sữ của cuộc Tổng tấn công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968. Do điều kiện trú quân dã chiến trong rừng và để bảo đảm bí mật, nên việc tổ chức liên hoan Tết chỉ thực  hiện ở cấp trung đội,  cán bộ tiểu đoàn và đại đội đến trực tiếp cùng vui Xuân với anh em  chúc nhau mừng năm mới, quyết tâm phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ mới.

          Đến chiều 30 Tết Mậu Thân 1968, Tiểu đoàn 2 chúng tôi chính thức nhận nhiệm vụ tấn công địch, đánh chiếm làm chủ Thị trấn Tân Cảnh,huyện Đắk Tô,(tỉnh Kon Tum). Sau khi nhận nhiệm vụ, chúng tôi tổ chức bộ phận chỉ huy gồm cán bộ tiểu đoàn và đại đội đi trước cùng lực lượng trinh sát bám nắm tình hình địch, địa hình, giao nhiệm vụ cụ thể cho từng đại đội,đồng thời tổ chức bộ đội bí mật hành quân vào vị trí chiến đấu.

            Đên 0 giờ ngày 29/1/1968 tức đêm 30 Tết Mậu Thân, tiểu đoàn 2 chúng tôi đã vào vị trí chiếm lĩnh, sẵn sàng chờ lệnh nổ súng tấn công. Qúa trình chiếm lĩnh, chúng tôi thấy không khí nhân dân vui vẻ đón mứng năm mới ,  một số người dân phát hiện lực lượng ta , biết bộ đội ta về để giải phóng quê hương, họ bí mật mang quà bánh ra tặng và thăm hỏi bộ đội, tỏ lòng phấn khởi, chờ tin chiến thắng của cách mạng. Trong lòng cán bộ chiến sĩ chúng tôi cũng rạo rực, pha chút nhớ Tết quê nhà, nhưng tất cả đều tập trung cho nhiệm vụ trước mắt.

            Qua trnh sát, đơn vị phát hiện lực lượng chốt giữ của địch bảo vệ chính quyền thị trấn Tân Cảnh lúc ấy gồm 1 đồn lính bảo an và khoảng 3 trung đội lính canh phòng. Nhưng trong doanh trại chúng chỉ còn một số ít lực lượng canh gác, nhiều tên chỉ huy; binh lính địch cũng đã bỏ về nhà  ăn Tết với gia đình.

           Theo hợp đồng,chúng tôi sẽ nổ súng đúng 0 giờ 30 phút đêm giao thừa. Song trưóc đó ít  phút, một số tên lính gác phát hiện bộ đội ta, chúng hốt hoảng vừa tháo chạy vừa hô: “Có Quân giải phóng bao vây…” Đồn bót địch lúc ấy không có chỉ huy, binh lính địch thi nhau tìm đường thoát thân. Thấy địch hoảng loạn bỏ chạy, chúng tôi không nổ súng mà kêu gọi chúng bỏ súng,đầu hàng.

           Được sự phối hợp, hổ trợ của cơ sở cách mạng bí mật và nhân dân  đã nổi dậy  cùng bộ đội ta  chiếm lấy các trụ sở của chính quyền địch trong thị trấn. Sau 30 phút , Tiểu đoàn 2 chúng tôi đã làm chủ toàn bộ Thị trấn Tân Cảnh, cán bộ chiến sĩ không ai bị thương vong. Sau đó chúng tôi cùng một số cán bộ cơ sở trực tiếp gặp dân, tuyên truyền các chính sách của Mặt trận Dân tộc giaỉ phóng Miền Nam, ý nghĩa của cuộc Tổng tấn công và nổi dậy, vận động nhân dân cùng đúng lên tự giải phóng và bảo vệ  quê hường. Vậy là Tiểu đoàn 2 chúng tôi đã hoán thành tốt nhiệm vụ đánh chiếm,làm chủ thị trấn Tân Cảnh trong đêm 30 rạng mồng 1 Tết Mậu Thân 1968.

           Song sau đó, ngày 30/1/1968,  lực lương địch ờ Chi khu quân sự Tân Cảnh  được sự chi viện của không quân Mỹ , chúng đã tổ chức phản kích vào thị trấn Tân Cảnh. Cán bộ chiến sĩ của tiểu đoàn  anh dũng chiến đấu ngăn chặn, tiêu hao nhiều sinh lực địch, buộc chúng phải lùi ra xa, thả pháo màu phân tuyến, nhằm dùng không quân đánh phá đẩy lùi quân ta . Tiểu đoàn 2 chúng tôi được lệnh rút khỏi vị trí phòng ngự ra ngoài thị trấn, sẵn sàng đánh quân địch phản kích.

          Qua một ngày đêm chiến đấu, Tiểu đoàn đã hoàn thành tốt nhiệm vụ,đánh chiếm làm chủ Thị trấn Tân Cảnh trong đêm giao thừa và chặn đánh quân địch phản kích gây nhiều thiệt hại cho chúng.Với kết quả chiến đấu đó, Sáng mồng một Tết  Đài phát thanh Giaỉ phóng Miền Nam đã phát tin: “Thị trấn Tân Cảnh, thị trấn đẩu tiên ở Tây nguyên được giải phóng trong Tổng tấn công và nổi dậy Xuân Mậu Thân – 1968”. 

Đoàn cựu chiến binh ( Đoàn A1 ) E174 - về thăm chiến trường Đăc Tô-Tân Cảnh, làm việc với ban tuyên giáo Tỉnh Ủy Tỉnh Kon-Tum về  trận đánh Tân Cảnh năm 1967  để bổ xung vào lịch sữ địa phương

             Với chiến công trên, Tiểu đoàn 2 được cấp trên tặng thưởng Huân chương chiến công giải phóng hạng nhì. Đó là niềm tự hào và vinh dự không chỉ của cán bộ chiến sĩ Tiểu đoàn 2 chúng tôi mà là của cả Trung đoàn 174 anh hùng. Đó cũng là một kỷ niệm sâu đậm mà tôi không bao giờ quên.

   NGUYỄN  VĂN BẠCH

Tin tức khác

Tin mới
Hoạt động

Quảng cáo

backtop