TẢN MẠN NHÂN NGÀY TOÀN THẮNG

TẢN MẠN NHÂN NGÀY TOÀN THẮNG

TẢN MẠN NHÂN NGÀY TOÀN THẮNG

TẢN MẠN NHÂN NGÀY TOÀN THẮNG

TẢN MẠN NHÂN NGÀY TOÀN THẮNG
TẢN MẠN NHÂN NGÀY TOÀN THẮNG

TẢN MẠN NHÂN NGÀY TOÀN THẮNG

TẢN MẠN NHÂN NGÀY TOÀN THẮNG 

TRẦN THẾ TUYỂN 

MỘT 

Một người bạn vừa gửi tặng tôi bộ sách quý: Lịch sử Việt Nam gồm 15 tập do Viện Sử 
học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam và Nhà Xuất bản Khoa học xã hội ấn hành năm 2017. 

Lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, kể từ thời khởi thuỷ-  các vua Hùng dựng nước đến thời nay- thời đại Hồ Chí Minh là cả một quá trình mấy ngàn năm oanh liệt, hào hùng.

Có thể còn những 
ý kiến khác nhau,  nhưng điều dễ nhận thấy,  các nhà tổ chức bộ sử đồ sộ, nội dung phong phú, toàn diện này đã cố gắng ở mức cao nhất cung cấp cho người đọc bức tranh toàn cảnh về đất nước, con người Việt Nam qua từng giai đoạn lịch sử và vị thế, vai trò của nước ta với cộng đồng thế giới. 
Điều dễ cảm nhận nữa, lịch sử mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước của ông cha ta không chỉ là lịch sử của các cuộc kháng chiến với các thế lực ngoại xâm, sự khốc liệt của thiên nhiên,  mà còn là cuộc đấu tranh không kém phần quyết liệt trong nội bộ người Việt với những khuynh hướng chính trị, nhóm lợi ích khác nhau. 
Bộ sử còn cho thấy ý chí vươn lên, khẳng định mình của các thế hệ người Việt Nam -con Lạc cháu Hồng..
Và, như thế, cho ta một hệ luận: Con đường dựng nước và giữ nước là con đường đầy cam go, thách thức
nhưng rất đỗi vinh quang, tự hào.
 Mỗi giai đoạn lịch sử, người Việt có cách yêu nước của riêng mình. Sự đóng góp đối với đất nước và dân tộc của họ cần có thời gian để chiêm nghiệm và phải bằng lăng kính: khoa học và lịch sử mới có thể đánh giá thấu đáo được.

Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta trong thế kỷ XX và những thập kỷ đầu thế kỷ XXI 
là một trong những phần quan trọng mà bộ sử đề cập. 
Thống nhất phương pháp tiếp cận trên, việc đánh giá,  nhìn nhận nó cần có một thời gian dài hơn. Nhưng điều chắc chắn, không thể phủ nhận, 
đó là một trong những giai đoạn lịch sử vĩ đại nhất; một trong những chiến công vĩ đại nhất trong lịch sử mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. 

Đọc bộ thông sử đồ sộ 
này, thêm một lần nữa khẳng định đường lối yêu nước, giải phóng dân tộc, giành độc lập tự do cho tổ quốc của Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh là con đường tối ưu nhất trong thời đại hiện nay, vừa mang tính lý luận cao, vừa có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc. 

Có thể còn có ý kiến khác nhau về điều ấy ( đương nhiên ). Nhưng chắc chắn không ai có 
thể phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với các cuộc kháng chiến thần thánh giải phóng dân tộc 
và bảo vệ tổ quốc Việt Nam XHCN thế kỷ XX 
và đặc biệt, 43 năm vượt lên chính mình để bảo vệ và xây dựng đất nước của những người cộng sản Việt Nam, kể từ sau ngày Miền Nam hoàn toàn giải phóng, thống nhất đất nước( 30/4/1975). Đó cũng chính là điều kiện tiên quyết để dẫn tới chiến công vĩ đại của dân tộc ta trong thế kỷ XX nửa đầu thế kỷ XXI này. 

HAI 

Tôi vừa có cuộc trò chuyện với đồng đội thời chống Mỹ nay đã nghỉ hưu, trong số đó có những người mang quân hàm cấp tướng, đã từng giữ trọng trách trong Quân đội nhân dân Việt Nam qua mấy mùa kháng chiến. 
Lâu ngày gặp nhau, chuyện cũ, chuyện mới đan xen. Ly rượu nhạt như “ miếng trầu mở đầu câu chuyện” để mọi người ôn lại những kỷ niệm một thời chinh
chiến.  Trung tâm nhất vẫn là chuyện nghĩa tình đồng đội. 
Một vị tướng đã từng chỉ huy chốt chặn đường 13- Tầu Ô- Xóm Ruộng ( Bình Long ) 
nói, chúng tôi nay đã cửu tuần cả rồi. Sức mỗi ngày một cạn mà món nợ với đồng đội chưa trả hết. Trận chốt chặn mùa hè năm 1972 ấy, đã có hàng ngàn cán bộ, chiến sỹ nằm lại dọc con đường 13 máu lửa này. Bao giờ các gia đình liệt sỹ mới tìm được hài cốt người thân ? Bao giờ những người gửi lại một phần thân thể trong chiến tranh mới 
được sống an lành như chúng ta ?  Chỉ riêng tỉnh Thái Bình đã 
có hàng ngàn gia đình CCB đang sống trong cảnh nghèo khó do ảnh hưởng chất độc màu da cam- điosin.
 Một vị trung tướng khác nói trong nước mắt, mình đã cố gắng vận động xin tài trợ để xây nhà tình nghĩa cho thương binh nghèo từ hai năm nay. Nhưng kẹt nỗi gặp lúc làm ăn khó khăn, các nhà tài trợ chưa giải ngân được. Hôm qua, mình nghe nói một thương binh nghèo chưa kịp nhận tiền xây nhà tình nghĩa đã qua đời do thương tật chiến tranh. Nghĩ mà ứa nước mắt. Càng thấy món nợ với đồng đội ngày một nặng thêm, không bao giờ trả được.

Nghe nỗi lòng của các vị tướng với đồng đội, cấp dưới của mình, tôi cũng không sao cầm lòng được . Ở Long Khốt ( Long An) thời chống Mỹ và sau này,  cuộc chiến bảo vệ biên giới Tây Nam, đã có hơn một ngàn cán bộ chiến sỹ thuộc trung đoàn 174,  sư đoàn 5 của tôi và bộ đội biên phòng nằm lại. Thân thể các anh chị đã biến thành đất đai tổ quốc và hồn các anh chị đã bay lên hoá linh khí quốc gia. 

Là những người tham gia ban liên lạc bạn chiến đấu của trung đoàn 174 ( đoàn Cao Bắc Lạng), hằng ngày chúng tôi vẫn nhận được nhiều thông tin tìm kiếm hài cốt liệt sỹ. Các anh còn sót lại sau ngày chiến thắng, vậy con tôi, em tôi, chồng tôi... giờ này đang ở đâu ? ..Câu hỏi đời người ấy biết đến khi nào chúng tôi mới trả lời được ?! 

Câu chuyện của những người lính, CCB dường như không có hồi kết. Từ chuyện cũ sang chuyện mới. Chuyện cũ thì xúc động, tự hào, còn chuyện mới hôm nay  nghe sao đau lòng, hổ thẹn.  Một CCB sắp sang tuổi thất tuần,  thời chống Mỹ là lính sư đoàn 5, trực tiếp tham gia đánh trận Long Khốt; hoà bình chuyển sang lực lượng công an và trước khi về  hưu là Trung tướng-  Phó Tổng cục trưởng; không giấu được bức xúc nói, con sâu làm rầu nồi canh. Tôi thật xấu hổ với những người tha hoá ấy. Họ một thời cũng từng là người lính xông pha trận mạc,  vào sống ra chết, thậm chí đã từng là tướng lĩnh, là 
AHLLVT; đại biểu quốc hội. Thế mà bị quyền lực, đồng tiền và gái đẹp làm mờ mắt. Họ 
 đã bán rẻ máu xương đồng đội...
Rồi, cũng chính vị tướng ấy khẳng định: Tôi hoàn toàn ủng hộ chủ trương và sự quyết liệt trong việc 
chống tham nhũng, chống tự diễn biến... của Đảng ta,  đứng đầu là đồng chí Tổng Bí thư.
 Đau mấy, khó mấy cũng phải làm. Tất cả mọi công dân bình đẳng trước pháp luật. Có công thì thưởng,  có tội phải đền, dù bất kể họ là ai. 
Có như thế mới không hổ thẹn với người đã khuất.  Có như thế mới bảo vệ được Đảng, bảo vệ được chế độ và bảo vệ được thành quả cách mạng mà hàng triệu người ngã xuống mới giành được. 

BA

Hai chuyện tưởng như không “ăn nhập” gì với nhau, nhưng với tôi có sự liên kết đặc biệt. 
Những tư liệu từ bộ Lịch sử Việt Nam đồ sộ trong bức tranh toàn cảnh lịch sử dựng nước và giữ nước mấy ngàn năm của dân tộc ta với câu chuyện thời sự hôm nay là một dòng chảy xuyên suốt. 

Sử học là khoa học nghiên cứu về quá trình phát triển của xã hội loài người nói chung hay của một quốc gia, dân tộc nói riêng. Nghiên cứu lịch sử là nhằm tìm hiểu những sự kiện xảy ra trong quá khứ để từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho hiện tại và tương lai.
Mỗi giai đoạn lịch sử có đặc điểm, sắc thái riêng. Những gì đã và đang xảy ra hôm nay sẽ là cứ liệu quan trọng để những nhà làm sử tiếp tục hệ thống rút ra bài học cho hôm nay và mai sau.

Tản mạn sau 43 năm ngày giải phóng Sài Gòn,  giải phóng hoàn toàn Miền Nam, thống nhất đất nước, tôi nghĩ thế ! 

TP Hồ Chí Minh, tháng 4-2018

Tin tức khác

Tin mới
Hoạt động

Quảng cáo

backtop