TRUNG ĐOÀN TRƯỞNG ĐẦU TIÊN CỦA TRUNG ĐOÀN CHÚNG TÔI ĐÃ VỀ VỚI TỔ TIÊN

TRUNG ĐOÀN TRƯỞNG ĐẦU TIÊN CỦA TRUNG ĐOÀN CHÚNG TÔI ĐÃ VỀ VỚI TỔ TIÊN

TRUNG ĐOÀN TRƯỞNG ĐẦU TIÊN CỦA TRUNG ĐOÀN CHÚNG TÔI ĐÃ VỀ VỚI TỔ TIÊN

TRUNG ĐOÀN TRƯỞNG ĐẦU TIÊN CỦA TRUNG ĐOÀN CHÚNG TÔI ĐÃ VỀ VỚI TỔ TIÊN

TRUNG ĐOÀN TRƯỞNG ĐẦU TIÊN CỦA TRUNG ĐOÀN CHÚNG TÔI ĐÃ VỀ VỚI TỔ TIÊN
TRUNG ĐOÀN TRƯỞNG ĐẦU TIÊN CỦA TRUNG ĐOÀN CHÚNG TÔI ĐÃ VỀ VỚI TỔ TIÊN

TRUNG ĐOÀN TRƯỞNG ĐẦU TIÊN CỦA TRUNG ĐOÀN CHÚNG TÔI ĐÃ VỀ VỚI TỔ TIÊN

TRUNG ĐOÀN TRƯỞNG ĐẦU TIÊN CỦA TRUNG ĐOÀN CHÚNG TÔI ĐÃ VỀ VỚI TỔ TIÊN
Tác giả : Trần Thế Tuyển
Bác sĩ - Luật sư Nguyễn Đồng Bằng, CCB Trung đoàn 174 vừa báo tin buồn:
Trung tá Đặng Văn Việt, sinh năm 1920 - Trung đoàn trưởng đầu tiên của Trung đoàn 174 ( Đoàn Cao Bắc Lạng ) - từng được mệnh danh là " Hùm
xám đường số 4 " trong chiến dịch Biên giới 1950 thời kỳ chống Pháp, đã qua đời sáng nay 25/9/2021 lúc 0 giờ 55 phút tại bệnh viện Hữu Nghị, hưởng thọ 102 tuổi.
Tưởng nhớ người Chỉ huy lừng danh của Đoàn Cao - Bắc - Lạng hai lần Anh hùng, xin đăng lại bài viết về ông như một nén tâm nhang.
LTG- Trung đoàn 174 (Đoàn Cao Bắc Lạng) là một trong hai Trung đoàn chủ lực đầu tiên của quân đội ta, được thành lập ngày 19-8-1949 tại căn cứ địa Việt Bắc. Ngay từ khi ra đời, Trung đoàn đã ra quân đánh thắng.
Từ chàng trai cắm cờ Việt Minh trên kỳ đài Huế...
Bấy lâu có nhiều người nghĩ rằng Trung đoàn trưởng đầu tiên của Trung đoàn 174 (Đoàn Cao Bắc Lạng) Đặng Văn Việt là người Huế. Nhưng thật ra tổ tiên và nơi sinh ra vị chỉ huy này ở đất Diễn Châu (Nghệ An). Mới đây, chúng tôi đến thăm Trung đoàn Trưởng tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Xô (Hà Nội), hỏi lại chuyện ấy, vị lão thành cách mạng tuổi gần 100 hào sảng: “Tớ sinh ra trên đẩt ông đồ...”.
Ngày 22-3-1920, Đặng Văn Việt sinh ra tại làng cổ Nho Lâm thuộc xã Diễn Thọ, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. Thân phụ của Đặng Văn Việt là Đặng Văn Hướng (1887 - 1954). Cụ Đặng Văn Hướng đỗ Phó bảng thời Nguyễn, làm quan Thượng thư Hình bộ thời Bảo Đại và Tổng đốc Nghệ An thời Trần Trọng Kim. Khi có phong trào Việt Minh, cụ Đặng Văn Hướng bí mật ủng hộ cách mạng.
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 nổ ra, Tổng đốc Đặng Văn Hướng bàn giao ấn tín, vũ khí, tiền bạc cho cách mạng và tình nguyện tham gia Việt Minh (Liên khu IV). Thành lập Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1945), cụ Đặng Văn Hướng được Hồ Chủ tịch mời giữ chức Bộ trưởng phụ trách ba tỉnh: Thanh - Nghệ - Tĩnh... Sinh ra trong gia đình trí thức yêu nước, chàng trai Đặng Văn Việt, sau khi đỗ tú tài ở Huế, ra Hà Nội học Đại học Y khoa Đông Dương. Và con đường làm cách mạng của Việt bắt đầu từ đó. Anh tham gia hoạt động phong trào đấu tranh của sinh viên, rồi trở thành thành viên bí mật của Việt Minh.
Khi Nhật đảo chính Pháp, trường đóng cửa, Đặng Văn Việt trở lại Huế học trường “Thanh niên Tiền tuyến” do luật sư Phan Anh và giáo sư Tạ Quang Bửu khởi lập. Trường này hoạt động được hơn một tháng thì Cách mạng Tháng Tám 1945 bùng nổ. Ông Trần Hữu Dực, một cán bộ khởi nghĩa đã giao cho Đặng Văn Việt treo cờ đỏ sao vàng trước cửa Ngọ Môn vào sáng 21-8-1945.
Đến “Hùm xám” đường 4
Đặng Văn Việt đã là Trung đoàn trưởng trước khi về Trung đoàn 174. Tháng 10 năm 1947, ông được giao làm Trung đoàn trưởng Trung đoàn 28. Năm ấy Đặng Văn Việt mới 27 tuổi. Ngày 19-8-1949, Trung đoàn 174 được thành lập, bộ đội hầu hết là con em các dân tộc thuộc ba tỉnh Cao Bằng - Bắc Cạn - Lạng Sơn. Ông Đặng Văn Việt được cử làm Trung đoàn trưởng. Ông Chu Huy Mân (sau này là Đại tướng) được cử làm Chính ủy đầu tiên của Trung đoàn.
Trận mở màn của Trung đoàn 174 sau ngày thành lập do Trung đoàn trưởng Đặng Văn Việt chỉ huy là trận Bông Lau - Lũng Phầy. Đây là trận thắng lớn trên đường số 4. Hơn 100 lính Âu Phi bị bắt, ta phá hủy 96 xe vận tải và ba xe tăng, xe bọc thép, thu nhiều chiến lợi phẩm của địch.
Sau trận này, đường số 4 trở thành con đường máu, con đường chết đối với địch. Chúng đã gắn cho Đặng Văn Việt biệt danh là “Hùm xám đường số 4” . Sau trận mở màn thắng lợi giòn giã, Trung đoàn 174 do Trung đoàn trưởng Đặng Văn Việt và Chính ủy Chu Huy Mân chỉ huy đã tham gia chiến dịch Biên giới lịch sử. Tháng 5-1950, Trung đoàn 174 đánh trận Đông Khê, giết tên đồn trưởng Casanova ngay từ những thời khắc đầu tiên.
Chiến dịch diễn ra ngày càng khốc liệt. Trong thời khắc lịch sử ấy, Trung đoàn 174 rất vinh dự được đón Bác Hồ lên tận đài quan sát tiền tiêu để động viên bộ đội. Bức ảnh nổi tiếng ấy do phóng viên chiến trường Nguyễn Năng An chụp, nay được lưu giữ trong Bảo tàng quân đội và được nhiều người biết đến. Cũng trong chiến dịch này, xuất hiện nhiều tấm gương chiến đấu dũng cảm của cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 174, trong đó có Anh hùng La Văn Cầu.
10 giờ đêm ngày 17-9-1950, tiểu đội phó La Văn Cầu ôm quả bộc phá nặng 12 kg xông lên đánh lô cốt to nhất của địch. Bị thương trúng tay phải, ngất đi, tỉnh dậy, La Văn Cầu nhờ đồng đội chặt phần tay bị nát của mình, rồi ôm bộc phá tiếp tục xông lên. Sát lỗ châu mai, anh giật luôn cả hai nụ xòe. Một tiếng nổ rung chuyển núi rừng. Lô cốt địch bị phá sập, tạo điều kiện cho đồng đội tiêu diệt địch. Tại Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ nhất, La Văn Cầu được tặng Danh hiệu cao quý Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân (AHLLVTND) - Đây là một trong những Anh hùng đầu tiên của quân đội ta.
Và điều còn đọng lại
Chuẩn bị kỷ niệm 70 năm Ngày thành lập Trung đoàn 174 (19-8-1949 - 19-8-2019), chúng tôi trở về chiến khu Việt Bắc xưa thăm lại Trung đoàn 174 (đơn vị tái lập sau này thuộc Sư đoàn 316). Trước đó, tại Hà Nội, với sự giúp đỡ của Ban Liên lạc Truyền thống Bạn chiến đấu Trung đoàn 174 tại Thủ đô, chúng tôi đã đến thăm cụ Đặng Văn Việt và cụ La Văn Cầu.
Tuy tuổi đã cao, sức khỏe không còn như trước, nhưng các cụ vẫn thông tuệ. Nhắc về kỷ niệm thời thành lập Trung đoàn cách nay 70 năm, các cụ như được tiếp thêm sức mạnh, hào sảng kể về một thời gian nan và oanh liệt. Cụ Đặng Văn Việt nói: “Tôi chỉ phục vụ trong quân đội 15 năm, nhưng đó là khoảng thời gian đáng nhớ nhất của cuộc đời. Tôi đã trực tiếp chỉ huy đánh 120 trận, trong đó có 116 trận thắng, bốn trận thua. Tôi rất may mắn và tự hào được làm lính - Bộ đội Cụ Hồ. Đến nay, tôi vẫn thích người ta gọi mình là người lính già - lính Cụ Hồ. Và, cả biệt danh “Hùm xám đường 4” nữa. Nó khơi gợi lại một thời tuổi trẻ, hào hùng, vừa oanh liệt, vừa lãng mạn...”.
Và đúng như Anh hùng La Văn Cầu nói, tôi đã được đọc nhiều tài liệu nói về “Hùm xám đường 4” Đặng Văn Việt. Tôi thích nhất lời nhận xét của Đại tướng Võ Nguyên Giáp - người trực tiếp nhiều lần giao nhiệm vụ cho Đặng Văn Việt: “Về đức, tài với Việt không cần nói đến. Đó là một chỉ huy sáng tạo về quân sự, vững vàng về chính trị, có khả năng dồi dào về văn hóa nghệ thuật...”.
“Hùm xám đường 4” - Trung đoàn trưởng đầu tiên của Trung đoàn 174 - đoàn Cao Bắc Lạng chúng tôi, Đặng Văn Việt xứng đáng với lời khen tặng ấy!
Tháng 7-2019
TTT
Một số hình ảnh của Trung đoàn trưởng Đăng Văn Việt

Tin tức khác

Tin mới
Hoạt động

Quảng cáo

backtop