NGƯỜI ANH HÙNG MƯỜNG PỒN

NGƯỜI ANH HÙNG MƯỜNG PỒN

NGƯỜI ANH HÙNG MƯỜNG PỒN

NGƯỜI ANH HÙNG MƯỜNG PỒN

NGƯỜI ANH HÙNG MƯỜNG PỒN
NGƯỜI ANH HÙNG MƯỜNG PỒN

NGƯỜI ANH HÙNG MƯỜNG PỒN

Kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Trung đoàn 174 (19/8/1949-19/8/2019)

NGƯỜI ANH HÙNG MƯỜNG PỒN

NGUYỄN VĂN BẠCH

Đó là liệt sĩ Bế  Văn Đàn, ngườì lấy thân làm gía súng trong trận đánh quân Pháp tháng 12-1953 ở Mường Pồn,tinh Lai Châu (nay thuộc huyện Điện Biên,tỉnh Điện Biên).

Anh Bế Văn Đàn sinh năm 1931, dân tộc Tày, quê ở xã Quang Vinh (nay là Xã Triệu Ẩu), huyện Phục Hòa, tỉnh Cao Bằng. Xuất thân trong một gia đình nghèo, mẹ mất sớm, 17 tuổi Bế Văn Đàn nhập ngũ,tham gia nhiều chiến dịch , vượt qua mọi khó khăn, chấp hành chỉ thị, mệnh lệnh, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm  vụ  chỉ huy giao. Chiến dịch Đông Xuân 1953 -1954, Bế Văn Đàn cùng đơn vị hành quân đi chiến dịch Điện Biên Phủ. Anh làm liên lạc thuộc đại đội 674 tiểu đoàn 251, Trung đoàn 174, Đại đoàn 316.

Đầu tháng 12-1953, Trung đoàn 174 cùng các đơn vị thuộc  Đại đoàn 316 hành quân  cắt đường lên Lai Châu - Điện Biên , chặn đánh quân Pháp từ Lai Châu chạy về Điện Biên Phủ ở quảng Pu San- Mường Pồn. Sau 3 ngày  hành quân dùng bản đồ, địa bàn chiếu hướng, Trung đoàn 174 xuyên rừng vượt suối từ ngã ba Tuần Gíáo sang đường Điện Biên đi Lai Châu, chặn đánh địch ở Mường Muôn, Mường Pồn.

Sáng ngày 12 tháng 12-1953, đại đội 674 tiểu đoàn 251  dẫn đầu đội hình Trung đoàn 174 tiến xuống Mường Pồn. Phát hiện trong bản có nhiều lính địch, đại đội trưởng quyết định  cho đơn vị bao vây bản. Đây là cánh quân địch từ Lai Châu chạy về trong 2 ngày 10 và 11 tháng 12-1953. Chúng bị đại đội 35 của tiểu đoàn 215 chặn đánh ở Cò Cháy (nam Mường Pồn 2km) phải chạy  lại Mường Pồn. Địch đang gấp rút tổ chức phòng ngự chờ quân từ Điện Biên Phủ lên ứng cứu.

Cán bộ chiến sĩ đại đội 674 bí mật áp sát. Địa hình ở đây trống trải nên địch phát hiện được, chúng tập trung hỏa lực ra sức ngăn chặn ta tiếp cận và gọi máy bay từ Điện Biên Phủ lên bắn phá xung quanh Mường Pồn. Cán bộ chiến sĩ Đại đội 674 tổ chức thành từng tổ, từng tiểu đội yểm hộ nhau tiến vào khép  chặt vòng vây. Thấy lực lượng ta ít (lúc  này chỉ có hơn một trung đội) lại đang ở thế bất lợi, địch chia làm ba mũi đánh ra phá vây. Cuộc chiến diễn ra ác liệt, quân Pháp liều chết xông lên; quân ta kiên quyết ngăn chặn,chốt giữ. Theo lệnh cấp trên , đơn vị phải giữ Mường Pồn bằng bất cứ gía nào.

Với quyết tâm chặn bằng được quân địch, tạo điều kiện cho Trung đoàn tiến công tiêu diệt chúng, đại đội 674 đã chiến đấu hết sức dũng cảm, đánh lui nhiều đợt phản kích của địch. Chiến sĩ liên lạc Bế Văn Đàn vừa đi công tác về đã xung phong nhận nhiệm vụ và đã vượt  qua làn đạn dày đặt của địch ra tận chiến hào truyền đạt mệnh lệnh kịp thời, chính xác cho tiểu đội Chu Văn Pù ; giữa lúc anh em đang gặp khó khăn, cả tiểu đội chỉ còn 4 ngườì đang phải ngăn chặn  một cánh quân địch đông hơn gấp nhiều lần. Tiểu đội trưởng Pù với khẩu trung liên trong tay đang lúng túng vì địa thế thấp, không phát huy được hỏa lực.Đồng chí Bế Văn Đàn tuy đã bị thương nhưng anh nhanh chóng lao đến trước mặt anh Pù, quỳ xuống,nhấc hai chân súng đặt lên vai mình và giục Pù bắn đi.Anh Pù còn do dự thì Bế Văn Đàn đã nói: “kẽ thù trước mặt, đồng chí có thương tôi  thì nhanh chóng bằn chết chúng nó đi”. Trong lúc lấy thân làm giá súng, Bế Văn Đàn bị 2 vết thương nữa . Biết Đàn có thể hy sinh, nhưng vì thắng lợi của trận đánh, đồng chí Pù nuốt nước mắt siết có, hàng chục tên địch gục ngã, xác nằm ngổn ngang. Cánh quân địch bị chặn đứng nhưng trên thân thể Bế Văn Đàn cũng đầy thương tích,máu chảy ướt đẫm quần áo.  Tấm gương dũng cảm chiến đấu của anh Đàn đã cổ vũ toàn đơn vị xông lên đánh tan quân địch . Lúc chúng phải tháo chạy về Mường Pồn cũng  là lúc anh Đàn  kiệt sức ngã xuống nhưng  2 tay vẫn còn ghì chặt 2 chân súng trên vai mình. Đồng chí Bí thư chi bộ chạy đến ôm lấy Đàn thông báo quyết định của Đảng ủy đã chuẩn y đề nghị của chi bộ kết nạp anh vào Đảng Lao động Việt Nam trong cuộc họp mới nhất nhưng chưa kịp công bố. Anh Đàn khẻ mỉn cười và  anh nhắm mắt, nét mặt vui sướng,mãn nguyện vì anh đã làm tròn nhiệm vụ đối với Tổ quốc và đã trở thành đảng viên của Đảng Lao động Việt Nam. Đại đội 674 tiếp tục bao vây, đánh địch trong bản Mường Pồn, chuẩn bỊ cho Trung đoàn tiến công trận quyết định.

2 giờ sáng ngày 13-12-1953,tiểu đoàn 251 được tăng cường đại đội 317 (tiểu đoàn 249) bắt đầu nổ súng đánh địch. Địch chống trả quyết liệt. Với khí thế chiến thắng,noi gương Bế Văn Đàn, chiến sĩ ta chiến đấu dũng cảm kiên cường.Chỉ sau 30 phút,quân ta đã hoàn toàn làm chủ trận địa, loại khỏi vòng chiến đấu  2 đại đội bộ binh  và 1 đại đội vận tải của địch, diệt tại chỗ 92 tên,bắt 52 tên,thu nhiều vũ khí đạn dược,lừa ngựa…

 Hình ảnh Bế Văn Đàn lấy thân làm gía súng trở thành một trong những tấm gương tiêu biểu trong Quân đội ta. Tại Đại hội mừng công của đơn vị,Bế Văn Đàn được truy tặng Huân chương chiến công hạng Nhất, được bình bầu  là Chiến sĩ thi đua  sô 1 của tiểu đoàn.Với thành tích đặc biệt xuất sắc, ngày 31-8-1955, Bế Văn Đàn được Đảng, Nhà nước  tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND và Huân chương  Quân công hạng Nhì.

    Hà Nội, TP  Hồ Chí Minh và các thành phố Đồng Hới (Quảng Bình), Hạ Long (Quảng Ninh), Pleiku (Gia Lai), Bắc Ninh, Cần Thơ, Đà Nẵng cùng TP Cao Bằng quê hương anh, hiện đều có những đường phố và trường học mang tên Bế Văn Đàn – ngườì anh hùng Mường Pồn, Điện Biên năm xưa.                         

     Năm 1964, nhà thơ Trịnh Đường đã sáng tác  bài thơ ca ngợi tấm gương hy sinh của anh hùng, liệt sĩ Bế Văn Đàn và sau đó nhạc sĩ quân đội  Huy Du đã phổ nhạc  thành bài hát “Bế Văn Đàn sống mãi”.Bài hát này  đã được nhiều ca sĩ thể hiện rất thành công. Lời bài hát  tác giả viết nắm 1964 như sau:

       “Bế Văn Đàn ơi! Mườì năm qua anh vẫn còn sống mãi. Đát nước quê anh lá thắm rừng xanh, cam Mường Pồn quanh mồ anh say đỏ. Lúa chín vàng chiến địa cũ Mường Thanh. Đàn em thơ  đang hát ca đời anh. Đồi anh giữ ngày nào cùng đội ngũ. Hoa ban  chan bao nước mắt anh Pù. Thân gía súng vẫn còn nguyên chỗ cũ.  Miền Nam đang xả đạn xuống đầu thù. Anh đã đi giết giặc đến bây giờ. Từ chiến thắng Điện Biên lẫy lừng thế giới. Anh bước vào trang sách các em thơ. Bế Văn Đàn một tâm hồn vĩ đại. Hai mươi tuổi đời sống mãi với quê hương. Bế Văn Đàn ơi…”.

 NGUYỄN VĂN BẠCH

Tin tức khác

Tin mới
Hoạt động

Quảng cáo

backtop