LONG KHỐT – MỘT VÙNG LINH KHÍ ( kỳ II)

LONG KHỐT – MỘT VÙNG LINH KHÍ ( kỳ II)

LONG KHỐT – MỘT VÙNG LINH KHÍ ( kỳ II)

LONG KHỐT – MỘT VÙNG LINH KHÍ ( kỳ II)

LONG KHỐT – MỘT VÙNG LINH KHÍ ( kỳ II)
LONG KHỐT – MỘT VÙNG LINH KHÍ ( kỳ II)

LONG KHỐT – MỘT VÙNG LINH KHÍ ( kỳ II)

LONG KHỐT – MỘT VÙNG LINH KHÍ

II – Sức mạnh “ngoài biên chế”

Phóng sự của PHAN TÙNG SƠN

Tiếp chuyện chúng tôi, ông Võ Chí Hùng, Phó chủ tịch UBND huyện Vĩnh Hưng nhiều lần nói rằng, Long Khốt là biểu tượng thiêng liêng của quê hương Đồng Tháp Mười, là nơi hội tụ, hun đúc tinh thần bất khuất của các thế hệ con người nơi đây. Nhiều câu chuyện về tinh thần anh dũng, lòng trung thành vô hạn với cách mạng của quân và dân trong khói lửa chiến tranh đã được người dân truyền miệng. Trong những lần về nguồn ở Long Khốt những năm qua, chúng tôi đã được gặp những con người tiêu biểu ấy…

Đại tá Tám Trần “À” lên một tiếng, vỗ vỗ hai bàn tay vào nhau, cười phúc hậu khi chúng tôi hỏi ông về những kỷ niệm sâu sắc với nhân dân Đồng Tháp Mười trong những năm tháng chiến tranh.

Mấy năm trời ròng rã bám trụ miền nước nổi, trải qua nhiều trận chiến đấu một mất một còn với quân thù, nếu không có sự chở che, đùm bọc, tiếp sức của đồng bào, bộ đội ta khó mà hoàn thành nhiệm vụ. Chính kẻ thù của cách mạng cũng nhận ra mối nguy từ sức mạnh lòng dân, từ lực lượng “ngoài biên chế Việt Cộng” nên chúng ra sức đàn áp, bắt bớ, chia cắt lực lượng, nhưng không thể nào khuất phục được tinh thần quân, dân Đồng Tháp Mười. “Chúng tôi có nhiều kỷ niệm với người dân ở đây. Tinh thần cách mạng của bà con Vĩnh Hưng như mạch nước ngầm lưu truyền từ đời này qua đời khác!” – Đại tá Tám Trần nói rồi rủ chúng tôi cùng đến thăm một gia đình ở xã Thiên Bình, cách Long Khốt chừng ba cây số. Chủ nhà là chị Trần Thị Sương, tuổi ngoài 50. Nhìn thấy ông Tám Trần từ xa, chị Sương đã reo lên: “Chú Tám! Chú Tám zìa nè, ba nó ơi!”. Hai vợ chồng chị chạy ra tận mé lộ đón khách rồi sốt sắng phân công nhau mổ gà, nướng cá, làm cơm. Chứng kiến cuộc hội ngộ giữa những cựu binh Trung đoàn 174 với người dân Vĩnh Hưng, chúng tôi hiểu mối quan hệ thân tình lâu năm giữa họ. Cơn mưa chiều nặng hạt khiến cho bữa nhậu dưới căn nhà mái tôn thêm phần ấm áp, rôm rả hơn. Hỏi chuyện chủ nhà mới hay, chị Sương là con gái ông Sáu Thường, anh em kết nghĩa với ông Tám Trần…

Mùa khô năm 1972. Sau khi hành quân từ Tây Ninh về Đồng Tháp Mười, Tám Trần trên cương vị là Chính trị viên Đại đội, đã tham gia cùng lực lượng của Trung đoàn đi trinh sát ngoại tuyến. Bộ đội ta cải trang thành người dân đi thăm đồng, tiếp cận, nghiên cứu địa hình xung quanh Chi khu Long Khốt. Trên đường trở ra, lực lượng trinh sát bắt gặp một người đi từ hướng Chi khu Long Khốt vượt qua cánh đồng lúa về hướng bờ sông, liền tìm cách tiếp cận. Nghi ngờ đây là do thám của địch bám theo, Tám Trần ngay lập tức xin chỉ thị cấp trên, khéo léo “mời” người này về căn cứ của ta để “hỏi thăm”. Người đàn ông ấy chính là Sáu Thường, một cơ sở cách mạng của cán bộ ta ở địa phương. Thấy sự xuất hiện của tốp người lạ trên đồng lúa, Sáu Thường nghi ngờ là lực lượng do thám của địch nên bí mật theo dõi để tìm cách báo cho cán bộ nằm vùng của ta. Hóa ra cả hai bên đều “bé cái nhầm”. Sau khi đã hiểu nhau, quân và dân nhanh chóng tìm được tiếng nói chung. Là người bản địa, Sáu Thường rành khu vực sông nước này như 6 câu vọng cổ. Ông cung cấp nhiều thông tin quan trọng về Chi khu Long Khốt cho trinh sát Trung đoàn 174, nhất là quy luật hoạt động của các lực lượng địch trong chi khu. Gia đình Sáu Thường là một trong những hộ có tiềm năng kinh tế trong vùng, có nhiều ruộng. Hàng năm thu hoạch cả chục tấn lúa. Gia đình ông đã bí mật hỗ trợ tích cực cho cách mạng suốt từ những năm kháng chiến chống Pháp đến lúc bấy giờ. Để hợp thức hóa hoạt động, che mắt địch, Sáu Thường mở dịch vụ kinh doanh thuốc Tây, bí mật cung cấp thuốc chữa bệnh cho bộ đội ta.

 Ông Tám Trần tạm ngừng hàn huyên với chủ nhà, quay sang tôi:

  • Này! Cậu có rành bài hát “Em về miệt thứ” không? Trong bài hát có mấy câu như vầy: “Muỗi kêu như sáo thổi, đỉa lềnh tựa bánh canh…”.

Gì chứ bài hát quen thuộc này thì tôi quá rành. Mà sao ông Tám lại lái sang chuyện đó? Tôi chưa kịp hỏi lại thì ông Tám đã tiếp lời:

  • Đấy! Kẻ thù thứ hai của bộ đội ta khi tiến quân từ rừng về miền nước nổi là muỗi và đỉa. Nỗi ám ảnh lớn nhất đối với anh em bộ đội lúc bấy giờ là sốt xuất huyết. Từ miền rừng núi về đồng bằng, chúng tôi được người dân giúp đỡ tận tình từ lương thực, thực phẩm đến thuốc chữa bệnh. Những cơ sở cách mạng như gia đình anh Sáu là chỗ dựa vững chắc của bộ đội. Nhờ những loại thuốc tốt của anh Sáu nên nhiều anh em chúng tôi đã chống chọi được với sốt xuất huyết, đảm bảo sức khỏe chiến đấu.

Nhiều cựu chiến binh vẫn nhớ như in, những ngày đầu làm quen với cuộc sống sông nước, nếu không có nhân dân giúp đỡ, bộ đội ta đã có thể bị nhiễm độc bởi chất độc và vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy của địch rải xuống các dòng kênh, nơi cán bộ chiến sĩ ta thường lấy nước sinh hoạt. Đồng Tháp Mười kênh rạch chằng chịt. Nếu không là người địa phương, rất khó để biết được đâu có nguồn nước sạch, đâu là nước bị nhiễm phèn mặn.

 Từ cuộc gặp gỡ trong chuyến trinh sát ấy, mối quan hệ giữa Sáu Thường với bộ đội Trung đoàn 174 ngày càng thân thiết. Sau ngày giải phóng Long Khốt, Sáu Thường và Tám Trần làm lễ ăn thề, kết nghĩa anh em. Hàng năm, dù lúc đang công tác hay khi đã nghỉ hưu, ông Tám đều dành thời gian về Vĩnh Hưng thăm ông Sáu. Các con, cháu của ông Sáu luôn coi ông Tám như người cha, ông ruột thịt của mình. Mấy năm trước, ông Sáu đổ bệnh nặng, qua đời. Ông Tám trở thành chỗ dựa tinh thần của các con, cháu, chắt của ông bà Sáu. Những năm qua, các hoạt động tri ân anh hùng, liệt sĩ, người có công ở Long Khốt, đều có sự tham gia đầy nhiệt huyết của các gia đình hậu duệ ông Sáu Thường. “Ba tui mất rồi nhưng mối thân tình với chú Tám và các chú, các anh ở Trung đoàn 174 thì thế hệ con cháu tụi tui vẫn rất trân trọng và coi đó là niềm hạnh phúc của gia đình. Vợ chồng tui cũng dạy các con mình như vậy.” – Chị Sương tâm sự.

Bởi cuộc chiến ở Long Khốt là cuộc chiến đấu của toàn dân nên khi bộ đội ta hóa thân thành người dân sông nước, biến mình thành người “ngoài biên chế” thì kẻ thù không biết đâu mà lần. Nhờ đó, nhiều cán bộ, chiến sĩ khi bị địch bắt, đã khôn khéo, mưu mẹo ẩn mình trong dân để bảo toàn lực lượng. Câu chuyện từ cõi chết trở về của cựu chiến binh Phạm Văn Vẻ là một ví dụ điển hình.

Thời gian đã lâu nhưng trở lại chiến trường xưa khi lưng đã còng, tóc đã bạc, ông Vẻ vẫn xác định được vị trí hàng rào dây thép gai nơi ông bị địch bắn trọng thương trong cuộc chiến đấu cuối tháng 4 năm 1972 và chỗ ông bị ngất lịm trước khi sa vào tay địch. Lúc bấy giờ Phạm Văn Vẻ là Chính trị viên Tiểu đoàn 4. Đơn vị ông đảm nhiệm mũi tấn công Chi khu Long Khốt từ hướng Tây. Ông Vẻ kể lại:

  • Tôi và anh Phàn, Tiểu đoàn trưởng tổ chức cho đơn vị hành quân, chiếm lĩnh trận địa từ hướng bờ sông, sát biên giới Cam-pu-chia. Khi đánh mở cửa, chúng tôi phá được 4 lớp hàng rào thì khựng lại do địch đổ quân bằng đường không chi viện. Trong lúc chỉ huy lực lượng đánh quân chi viện để giải vây, tôi bị trúng đạn, gãy xương đùi. Tôi cởi bỏ trang phục vứt xuống kênh, cố bò ra được chừng 50 mét thì bị ngất lịm bên bờ kênh. Cứ nghĩ là sẽ chết, nhưng không ngờ khi tỉnh lại thì thấy mình đã nằm trên một chiếc xe lội nước của địch. Chúng cấp cứu cho tôi rồi đưa thẳng về Trung tâm Thẩm vấn Vùng 4 Chiến thuật ở Cần Thơ.

Bắt được ông Vẻ khi trên thân thể ông chỉ còn độc chiếc quần đùi, địch không có bất cứ manh mối nào để xác định danh tính của ông. Còn ông Vẻ thì trước sau như một, chỉ khai rằng mình là “Việt kiều” Cam-pu-chia, được bộ đội Việt Nam thuê dẫn đường về Long Khốt, hoàn toàn không biết gì cả. Suốt 25 ngày tra tấn, bị đánh dập phổi, tràn dịch, chảy máu trong, cơ thể bầm dập… không khai thác được thông tin gì thêm, không đủ bằng chứng kết tội, địch buộc phải thả tự do cho người “ngoài biên chế Việt Cộng” theo cách nói của bọn sĩ quan Trung tâm Thẩm vấn Vùng 4 Chiến thuật.

Phó Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Hưng Võ Chí Hùng chia sẻ, tinh thần anh dũng, mưu trí, bất khuất và lòng trung thành với Đảng, hết lòng hết sức phục vụ cách mạng của các thế hệ người dân Long Khốt nói riêng, Đồng Tháp mười nói chung, đã hình thành, phát triển từ lâu đời. Thời kháng Pháp, Long Khốt được Trung ương chọn xây dựng căn cứ kháng chiến, nơi tập kết nhân lực, phương tiện quân sự, hậu cần của Việt Minh, tạo bàn đạp tấn công các căn cứ địch ở Mộc Hoá và các vùng lân cận. Đồng bào ở đây đã sáng tạo nhiều hình thức nuôi giấu cán bộ Việt Minh, cất giấu vũ khí, khí tài quân sự, hậu cần trong lòng kênh rạch khiến quân Pháp không thể ngờ. Lòng trung thành và ý thức giác ngộ cách mạng của bà con giúp cách mạng giữ được bí mật tuyệt đối, tổ chức các trận đánh lớn gây tiếng vang khắp vùng sông nước Cửu Long.

Đại tá Trần Thế Tuyển, Trưởng ban liên lạc truyền thống Trung đoàn 174 nói rằng, những người như ông Sáu Thường không nằm trong biên chế của đơn vị, nhưng công lao đóng góp cho bộ đội ta thì vô cùng to lớn và quan trọng. Sau ngày đất nước thống nhất, những tưởng Long Khốt đã bình yên giữa lòng sông nước Cửu Long, nhưng chiến tranh biên giới Tây Nam bùng nổ, thêm một lần nữa, Long Khốt lại trở thành điểm nóng trên chiến trường. Bọn Pôn-pốt sử dụng lực lượng hùng hậu đánh chiếm Long Khốt nhằm khống chế bộ đội ta trên toàn tuyến biên giới Đồng Tháp Mười. Tuy nhiên, chúng đã gặp phải sự kháng cự quyết liệt của bộ đội địa phương và nhân dân. Hàng chục cuộc giao tranh dữ dội diễn ra trong nhiều tháng liền. Long Khốt trụ vững, dù không có thành quách, hầm hào, công sự kiên cố. Tất cả nhờ vào thế trận chiến tranh nhân dân. Thêm hàng trăm cán bộ chiến sĩ và nhân dân vĩnh viễn nằm lại cùng sông nước cỏ cây…

Nay, dù đã ở tuổi thất thập, bát thập, thế hệ Bộ đội Cụ Hồ năm xưa của Trung đoàn 174 vẫn chưa thể nghỉ ngơi. Ân tình với đồng đội và món nợ xương máu với quân, dân Đồng Tháp Mười thúc giục họ trở lại chiến trường xưa để cùng các ban, ngành địa phương thực hiện công tác sưu tầm, nghiên cứu, biên soạn lịch sử, khơi mạch nguồn truyền thống về vùng đất thiêng Long Khốt cho hôm nay và mai sau...

Tin tức khác

Tin mới
Hoạt động

Quảng cáo

backtop