BỐN MƯƠI NĂM, VẸN NGUYÊN KÝ ỨC - Bút ký TRẦN THẾ TUYỂN

BỐN MƯƠI NĂM, VẸN NGUYÊN KÝ ỨC - Bút ký TRẦN THẾ TUYỂN

BỐN MƯƠI NĂM, VẸN NGUYÊN KÝ ỨC - Bút ký TRẦN THẾ TUYỂN

BỐN MƯƠI NĂM, VẸN NGUYÊN KÝ ỨC - Bút ký TRẦN THẾ TUYỂN

BỐN MƯƠI NĂM, VẸN NGUYÊN KÝ ỨC - Bút ký TRẦN THẾ TUYỂN
BỐN MƯƠI NĂM, VẸN NGUYÊN KÝ ỨC - Bút ký TRẦN THẾ TUYỂN

BỐN MƯƠI NĂM, VẸN NGUYÊN KÝ ỨC - Bút ký TRẦN THẾ TUYỂN

 BỐN MƯƠI NĂM,
 VẸN NGUYÊN KÝ ỨC

Bút ký
TRẦN THẾ TUYỂN

Tôi đã đọc ở đâu đó câu châm ngôn :  Cái gì còn lại sau khi tất cả cái khác bị quên đi; cái đó chính là văn hoá . Và, tôi cứ nghĩ mãi về hai chữ VĂN HOÁ ấy khi cùng đồng đội trở lại chiến trường xưa - một thời máu lửa.

MỘT

Cách đây đúng 40 năm, đơn vị tôi đang làm nhiệm vụ huấn luyện dưới chân núi Thị Vải thì được lệnh hành quân cấp tốc ra biên giới . Đối tượng tác chiến không phải ai xa lạ , đó chính là "đồng chí, anh em "mới đây thôi . Họ đã trở mặt, tràn sang biên giới giết hại đồng bào ta . Hàng trăm người dân vô tội, trong đó có nhiều cụ già và trẻ em đã chết oan dưới họng súng và lưỡi dao quắn của lính Pôn Pốt . Xa mát thuộc tỉnh Tây Ninh là một trong những địa danh đó . Chưa hết, bọn phản động Pôn Pốt còn âm mưu chiếm lại các tỉnh giáp biên giới mà chúng cho là đất của chúng . Một số nơi dọc biên giới từ An Giang đến Phước Long đã bị lính Pôn Pốt chiếm đóng , trong đó có đồn biên phòng Ka Tum.
Thời chống Pháp và chống Mỹ , Ka Tum, Đồng Pan , chiến khu Dương Minh Châu ...là căn cứ địa cách mạng . Căn cứ Trung ương Cục ở đây ; Bộ Chỉ huy công trường 5 ( sư đoàn 5) của chúng tôi cũng ở đây. Thế mà, bọn phản động Pôn Pốt coi là đất của chúng . Và chúng đã tràn sang giết hại đồng bào ta. Các chiến sỹ biên phòng Ka Tum đã chiến đấu đến hơi thở cuối cùng để bảo vệ từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc .

Vừa hành quân đến mặt trận,Trung đoàn 174 được giao nhiệm vụ  chiếm lại đồn biên phòng Ka Tum từ tay giặc . Cuộc chiến đấu diễn ra quyết liệt. Hàng chục cán bộ, chiến sỹ , trong đó có những anh em vừa nhận quyết định giải ngũ ,nhưng chưa kịp về nhà đã tình nguyện ra mặt trận . Họ vĩnh viễn nằm lại nơi này . Đó là đầu xuân Mậu Ngọ - năm 1978.



Đúng 40 năm sau, những người lính trở lại thăm chiến trường xưa. Mọi thứ dường như đã đổi khác . Chỉ còn ký ức chiến tranh thì vẫn tươi nguyên . Các cựu chiến binh :
Đỗ Bá Ngọc, Sĩ Bình , Nguyễn  Đồng Bằng ... là những người như thế . Bốn mươi năm trước, các CCB này vừa bước qua tuổi hai mươi. Đáng lẽ đánh Mỹ xong các anh trở về quê hương tiếp tục công việc dở dang trước khi nhập ngũ. Nhưng quân đội yêu cầu , nói như cách nói của lính thời ấy là đánh thêm trận " kỷ niệm " nữa rồi về cũng chưa muộn. Song cuộc chiến tranh biên giới và làm nghĩa vụ quốc tế đã cuốn hút các anh . Đằng đẵng mười mấy năm trời , các anh theo đơn vị chiến đấu khắp các nẻo đường nước bạn . Và, không ít lần các anh tự tay vuốt mắt, chôn cất không biết bao nhiêu đồng đội .

Biết tin các cựu chiến binh đã từng trực tiếp chiến đấu trên mảnh đất này trở về thăm chiến trường xưa, cán bộ chiến sỹ đồn biên phòng Ka Tum mừng lắm ; chào đón các anh như người thân đi xa trở về . Chính trị viên đồn còn rất trẻ. Trong câu chuyện với khách nhiều lần anh phải dừng lại vì xúc động :
-   Khi các bác , các chú chiến đấu ở đây , chúng cháu có người
chưa ra đời . Nay chúng cháu được giao bảo vệ vùng đất đã thấm đẫm xương máu cha anh , chúng cháu xin hứa...

Sự xúc động của chính trị viên đồn tràn sang mọi người . Cao hứng, CCB Đỗ Bá Ngọc , một cán bộ đại đội trực tiếp tham gia trận đánh này, đã kể về sự hy sinh của đồng đội anh . Mỗi thửa ruộng, vạt mía , nương khoai đều thấm đẫm máu xương  người lính Trung đoàn Cao Bắc Lạng ...



Cuối năm, mây mù lãng đãng trên đỉnh núi Bà Đen. Gió heo may gợi nhớ một thời kháng chiến . Mới đó mà đã bốn mươi năm !



HAI

Trung tướng Triệu Xuân Hoà gọi điện báo tin , anh vừa được vinh dự thay mặt cho những người lính tình nguyện Việt Nam phát biểu trong buổi đón Thủ tướng CPC Hun Sen sang thăm chính thức nước ta và gặp gỡ đại diện quân tình nguyện Việt Nam ơ CPC đang sống trên địa bàn Quân khu 7.
Chọn Triệu Xuân Hoà là sự lựa chọn đúng đắn của Ban tổ chức. Tôi nghĩ thế .  Cách đấy gần 40 năm, tôi gặp Triệu Xuân Hoà. Đó là một trung uý trẻ tuổi, đẹp trai, người cao ráo, nhanh nhẹn và dễ gần . Từmặt trận về dự đại hội thi đua Quyết thắng của Quân khu , Triệu Xuân Hoà được giữ lại tham gia đoàn đại biểu đi báo cáo thành tích chiến đấu . Tôi được phân công làm " sỹ quan liên lạc"
hướng dẫn đoàn . Đi đến đâu,câu chuyện của Triệu Xuân Hoà cũng được mọi người chú ý, đặc biệt là các chiến sỹ trẻ.
Là lính trinh sát của Quân khu, Triệu Xuân Hoà đã dẫn đầu đội công tác  đặc biệt luồn sâu vào hậu phương của địch móc nối với lực lượng nổi dậy , kịp thời cung cấp thông tin chính xác, để cấp trên chỉ đạo chiến dịch . Hồi ấy, mọi thứ đều phải bí mật , Triệu Xuân Hoà không thể kể chi tiết về
các đội công tác đặc biệt mang tên Chim Ưng , Chim Én , Bồ Câu của anh . Nhưng qua câu chuyện người nghe cũng phần nào hiểu được nhiệm vụ nặng nề của những chiến sỹ quân báo . Lực lượng nổi dậy, ly khai Pôn Pốt ngày ấy có nhiều người trở thành cán bộ lãnh đạo chủ chốt của Đảng , Nhà nước và Quân đội CPC , trong đó có Thủ tướng vương quốc CPC Hun Sen bây giờ .
Trong đoàn dũng sỹ từ mặt trận về ngày ấy có một cán bộ trẻ nữa là Lê Thái Bê. Cùng với Triệu Xuân Hoà, Lê Thái Bê luôn giành được tình cảm quý trọng đặc  biệt của các tầng lớp nhân dân , nhất là
những người trẻ tuổi đang khát khao được cống hiến  .

Bốn mươi năm sau, nhân dịp Thủ tướng Hun Sen sang thăm chính thức Việt Nam , các anh kể về những ấy như là một chứng nhân
cho tình đoàn kết , hữu nghị giữa Đảng, Nhà nước, Quân đội và nhân  dân hai nước .

Sau này, hai " chiến sỹ trẻ" từ mặt trận về tham gia đợt công tác đặc biệt ấy đều trưởng thành . Triệu Xuân Hoà và Lê Thái Bê đều được phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVT ND và cả hai đều là Trung tướng .
Trung tướng Triệu Xuân Hoà, một thời làm Tư lệnh Quân khu 7; còn
Trung tướng Lê Thái Bê là Chính ủy Trường Sĩ quan Lục quân 2 .

Vẫn là cảm xúc của Triệu Xuân Hoà. Anh bày tỏ, khi được giao nhiệm vụ thay mặt quân tình nguyện phát biểu trong buổi gặp Thủ tướng Hun Sen , anh xúc động lắm . Tình hình thế giới đang có những diễn biến phức tạp, kể gì đây, nói gì đây để góp phần ổn định tình hình, thắt chặt tình đoàn kết hữu nghị giữa hai Đảng, hai Nhà nước ; quân đội và nhân dân hai nước .
Đêm đó, Triệu Xuân Hoà thao thức mãi không sao ngủ được . Mười mấy năm làm nghĩa vụ quốc tế ơ CPC xương máu của đồng đội anh đã đổ xuống không biết bao nhiêu mà kể . Nói khác với suy nghĩ và làm khác nhịp đập trái tim là có tội với đồng đội và những người đã cưu mang , đùm bọc mình .

Đến lượt tôi, sự trăn trở , nỗi nhớ khôn nguôi về đồng đội của Triệu Xuân Hoà và chuyến thăm lại chiến trường xưa của các CCB Trung đoàn 174 ( Cao Bắc Lạng ) nhân kỷ niệm 40 năm chiến tranh biên giới Tây Nam và làm nghĩa vụ quốc tế ơ CPC càng làm tôi nặng lòng với bao nỗi vui buồn .

Đúng là cái gì còn lại sau khi tất cả cái khác bị quên đi. Cái đó chính là văn hoá !

Bốn mươi năm, vẹn nguyên ký ức - Nét đẹp văn hoá- nhân văn của người lính BỘ ĐỘI CỤ HỒ .

TP Hồ Chí Minh, xuân Đinh Dậu
                  T.T. T

 

Tin tức khác

Tin mới
Hoạt động

Quảng cáo

backtop