CON GÀ TRONG THƠ CA

CON GÀ TRONG THƠ CA

CON GÀ TRONG THƠ CA

CON GÀ TRONG THƠ CA

CON GÀ TRONG THƠ CA
CON GÀ TRONG THƠ CA

CON GÀ TRONG THƠ CA

CON GÀ TRONG THƠ CA

   Hình ảnh con gà đã đi vào thơ ca qua nhiều tác phẩm. Các nhà thơ đã có cái nhìn về con gà bằng sự đồng cảm, qua những buồn vui, thăng trầm của đất nước và cuộc sống nội tâm. Bằng những cảm nhận tinh tế, sâu sắc, hóm hỉnh, các nhà thơ đã nêu bật những đức tính tốt của gà như siêng năng, cần mẫn, dũng cảm đồng thời châm biếm và chê trách những thói hư tật xấu của gà như ngơ ngác, chậm chạp, bội bạc, háo thắng, ưa bới móc những cái nhỏ nhặt, tầm thường. Dù khen hay chê, dưới ngòi bút tài hoa của các nhà thơ, tất cả đều có cái nhìn nghiêm khắc mà nhân hậu, châm biếm mà thi vị, chê trách mà tế nhị nhẹ nhàng. Nếu có sự nghiêm khắc, đả kích quá đáng thì đó chỉ là điều bất đắc dĩ mà thôi!

   Truyện Kiều của Nguyễn Du có những câu:

  • Mịt mù dặm cát đồi cây

Tiếng gà điểm nguyệt dấu giày cầu sương

  • Những là đo đắn ngược xuôi

Tiếng gà nghe đã gáy sôi mái tường

  • Chuyện trò chưa cạn tóc tơ

Gà đà gáy sáng trời vừa rạng đông

   Hoặc:

  • Tiếng gà xao xác gáy mau

Tiếng người đâu đã mé sau dây dàng.

  • Ra tuồng mèo mả gà đồng

Ra tuồng lúng túng chẳng xong bề nào.

   Trong Chinh phụ ngâm khúc, Đặng Trần Côn đã khắc họa nỗi nhớ thương chồng, trăn trở suốt bao đêm của người chinh phụ:

Gà eo óc gáy sương năm trống

Hòe phất phơ rũ bóng bốn bên

   Cụ Đồ Chiểu thì lo lắng, áy náy trong nhân vật Lục Vân Tiên của mình:

Hiền vì ngựa chạy còn xa

Thỏ vừa ló dạng gà đà gáy tan

   Cụ Phan Thanh Giản mượn hình ảnh con gà ri để phê phán quan lại tham nhũng, bất tài, kèn cựa, đấu đá nhau:

Khéo làm những thứ gà ri

Cốt xay ăn bẩn bôi mày đá nhau

   Hồ Xuân Hương lại hóm hỉnh qua những câu:

  • Đá chởm gan gà mốc thếch rêu
  • Cỏ gà lún phún leo quanh nép.

   Nguyễn Khuyến mượn gà để tự trào:

Vườn rộng rào thưa khó đuổi gà

                                     ( Khách đến nhà )

   Xuân Diệu nói lên giây phút hội ngộ ngắn ngủi giữa người kỹ nữ giang hồ và lữ khách:

Xao xác tiếng gà. Trăng ngà lạnh buốt

Mắt run mờ kỹ nữ thấy sông trôi

Du khách đi

Du khách đã đi rồi.

   Trước cách mạng tháng Tám, Huy Cận cũng mang tâm trạng cô đơn, xa lạ, bế tắc trong xã hội.

Tới ngã ba sông nước bốn bề

Đến chiều gà lạ gáy bên đê

   Đoàn Văn Cừ tả con gà trống với ngòi bút chân thực, sinh động trong bài “Chợ Tết”.

Con gà sống mào thâm như cục tiết

Một người mua cầm cẳng dốc lên xem

   Cụ Phan Bội Châu mượn tiếng gà gáy để thức tỉnh dân tộc trong đêm dài nô lệ:

Dậy! Dậy! Dậy

Bên án một tiếng gà vừa gáy

Chim trên cây liền ngỏ ý chào mừng

Xuân ơi xuân, xuân có biết cho chăng?

   Trong tập thơ Nhật ký trong tù, Bác Hồ kính yêu cũng đã ghi nhận công lao của chú gà trống thông qua tiếng gà gáy đánh thức bình minh, thức tỉnh toàn dân đứng lên đấu tranh:

Mi tuy chỉ một thứ gà thường

Báo sáng ngày thường tiếng gáy vang

Một tiếng toàn dân bừng tỉnh mộng

Công mi đâu có phải là xoàng.

   Tóm lại, hình ảnh con gà tuy đơn sơ, bình dị nhưng đã góp phần không nhỏ vào một mảng nhỏ cho kho tàng thơ ca nước nhà.

Bút danh : HIẾU VĂN

NGUYỄN VĂN HIẾU

Số 80 đường Xuân 68 – Thành phố Huế

Mobile : 094.688.9021


 

Tin tức khác

Tin mới
Hoạt động

Quảng cáo

backtop