DANH NHÂN VIỆT NAM TUỔI DẬU

DANH NHÂN VIỆT NAM TUỔI DẬU

DANH NHÂN VIỆT NAM TUỔI DẬU

DANH NHÂN VIỆT NAM TUỔI DẬU

DANH NHÂN VIỆT NAM TUỔI DẬU
DANH NHÂN VIỆT NAM TUỔI DẬU

DANH NHÂN VIỆT NAM TUỔI DẬU

DANH NHÂN VIỆT NAM TUỔI DẬU

  • NGUYỄN TRỰC (1417 – 1473): Sinh năm Đinh Dậu, quê Hà Nội, danh sỹ thời Lê. Ông đỗ Trạng nguyên năm 24 tuổi, làm quan thời Lê Nhân Tông; tới chức Thừa chỉ Viện Hàn lâm, Trung thư lệnh kiêm Tế tửu Quốc tử giám Nguyễn Trực tính khiêm nhường, nhân hậu, kiến thức uyên bác, là tác giả Bố nhĩ tập. Ông là nhà khoa học và giáo dục nổi tiếng, được đông đảo học trò ngưỡng mộ, xưng tụng thành “Sư liêu tiên sinh”.
  • NGUYỄN HOÀNG (1525 – 1613): Sinh năm Ất Dậu, quê Thanh Hóa, thủy tổ nhà Nguyễn. Ông rất thông minh, nghị lực, giàu chí tiến thủ, phò tá vua Lê, được phong tới tước Quận công. Năm 1558, Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hóa, cai quản dải đất miền Trung từ Quảng Bình đến Quảng Nam, tích cực chiêu dân, lập ấp, mở mang bờ cõi và chống chúa Trịnh lộng quyền ngoài Bắc. Dưới sự điều hành của ông, các mặt quân sự, nội trị, ngoại giao đều phát triển. Dân Thuận Quảng sống ấm no, ổn định. Năm 1611, Nguyễn Hoàng cho quân tiến đánh Chiêm Thành, mở rộng biên cương đến tỉnh Phú Yên ngày nay. Ông được dân mến phục, thường gọi là chúa Tiên.
  • GIANG VĂN MINH (1573 – 1637): Sinh năm Quý Dậu, quê Hà Nội, danh sỹ đời Lê Thần Tông, tính cương trực, khảng khái. Ông đỗ Thám Hòa, làm quan tới chức Tự khanh. Giang Văn Minh giỏi việc Chính trị lại có tài ứng đối. Năm 1637, ông được cử làm Phó sứ sang nhà Thanh (Trung Quốc). Khi đối mặt với vua quan nhà Thanh, trước những lời lẽ cao ngạo, đe dọa, ngang tàng của họ, Giang Văn Minh vẫn bình tĩnh, dũng cảm đối thoại với khí phách độc lập, tự chủ và hiên ngang của người Việt khiến cả triều đình nhà Thanh phải hổ thẹn. Biết không thể khuất phục được ông, chúng đã cho quân sát hại.
  • ĐOÀN THỊ ĐIỂM (1705 – 1746): Sinh năm Ất Dậu, quê Hưng Yên, nhà thơ, hiệu Hồng Hà nữ sỹ. Thuở nhỏ nổi tiếng thông minh, giỏi văn thơ. Đến tuổi trưởng thành thì cha và anh trai mất, bà vừa làm thuốc vừa dạy học để lấy tiền nuôi mẹ và giúp đỡ chị dâu nuôi các cháu. Năm 37 tuổi, Đoàn Thị Điểm kết hôn với Nguyễn Kiều, một Tiến sỹ nổi tiếng giỏi văn chương. Khi chồng bà đi sứ Trung Quốc 3 năm, nỗi nhớ thương chồng khiến bà dịch ra quốc âm tập Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn. Về tác phẩm; ngoài bản dịch Chinh phụ ngâm, Đoàn Thị Điểm còn là tác giả tập truyện chữ Hán Truyền kỳ tân phả và thơ văn chữ Hán, chữ Nôm trong tập Hồng Hà phu nhân di văn.
  • NGUYỄN HUỆ (1753 – 1792): Sinh năm Quý Dậu, quê Bình Định, Anh hùng dân tộc, nhà quân sự thiên tài. Xuất thân từ gia đình nông dân nghèo nhưng mạnh mẽ, quyết liệt, am tường võ thuật, say mê binh pháp. Năm 18 tuổi (1771), Nguyễn Huệ tham gia khởi xướng và là một trong những lãnh tụ của phong trào Tây Sơn. Năm 1776, khi Nguyễn Nhạc xưng Tây Sơn Vương, ông được phong làm Phụ chính. Năm 1778, được phong làm Long nhương tướng quân. Năm 1782, Nguyễn Huệ đưa quân vào Nam đánh bại các chúa Nguyễn. Đầu năm 1785, ông là Tổng chỉ huy quân đội Tây Sơn đánh trận quyết định với 5 vạn quân Xiêm La xâm lược do Nguyễn Ánh rước về và đã thắng vang dội ở Rạch Gầm – Xoài Mút (Tiền Giang). Năm 1786, ông được phong làm Bắc bình vương, cai quản từ Quảng Nam ra Bắc. Cuối năm 1788, quân Thanh tràn vào xâm lược nước ta, để quy tụ lực lượng vào sự nghiệp chống ngoại xâm, Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế, đặt niên hiệu là Quang Trung. Xuân Kỷ Dậu (1789), vua Quang Trung chỉ huy quân Tây Sơn thần tốc ra Bắc, đánh tan 29 vạn giặc Thanh xâm lược, giải phóng và thống nhất đất nước.
  • NGUYỄN DU (1765 – 1820): Sinh năm Ất Dậu, quê Hà Tĩnh, thi hào nổi tiếng, tự là Tố Như. Ông là người đa tài, giàu nghị lực, sớm theo giúp nhà Nguyễn, trải qua nhiều cương vị hành chính, giáo dục, ngoại giao quan trọng, làm tới Hữu Tham tri Bộ Lễ và từng lãnh đạo đoàn sứ đi Trung Quốc năm 1813. Nguyễn Du sáng danh trong lịch sử thơ ca với nhiều tác phẩm bình dị mà ấn tượng, dạt dào tình cảm, thấm đẫm tinh thần nhân đạo, đặc biệt là tác phẩm bất hủ Truyện Kiều.
  • NGUYỄN TRUNG TRỰC (1837 – 1868): Sinh năm Đinh Dậu, quê Long An, Anh hùng kháng Pháp. Ông thông hiểm chữ Hán, tính cương trực, khảng khái; hưởng ứng hịch Cần Vương, chiêu mộ nghĩa quân nổi dậy đánh phá các đồn giặc. Ngày 10 – 12 – 1861, Nguyễn Trung Trực chỉ huy trận đốt cháy tàu Pháp Espérance tại làng Nhật Tảo, trên sông Vàm Cỏ Đông. Sau trận đó, ông được triều đình phong chức Quản cơ, giữ vững Hà Tiên. Ngày 16 – 06 – 1868, ông đưa quân về đánh úp đồn Kiên Giang (nay là thị xã Rạch Giá), tiêu diệt toàn bộ quân Pháp đóng ở đó. Tháng 9 – 1868, Nguyễn Trung Trực bị giặc Pháp bắt, ông nói: “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam mới hết người nước Nam đánh Tây”.
  • TỐNG DUY TÂN (1837 – 1892): Sinh năm Đinh Dậu, quê Thanh Hóa, nhà yêu nước thời cận đại. Năm 1875, ông đỗ Tiến sỹ làm quan trong các ngành Hành chính, Giáo dục, Thương mại, An ninh. Ông hưởng ứng phong trào Cần Vương, tham gia khởi nghĩa chống quân Pháp từ năm 1885 rồi nhanh chóng trở thành thủ lĩnh kháng chiến ở vùng Bắc Trung Bộ. Ông lãnh đạo nghĩa quân gây cho Pháp nhiều thiệt hại nghiêm trọng trước khi bị bắt và hy sinh năm 1892.
  • TRẦN XUÂN SOẠN (1849 – 1923): Sinh năm Kỷ Dậu, người Thanh Hóa, nhà yêu nước thời cận đại. Ông được triều đình giao chức Đề đốc kinh thành, đặc trách đội quân phấn nghĩa chuẩn bị đánh Pháp. Năm 1885, kinh thành Huế thất thủ, ông cùng Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi ra Quảng Trị, phát hịch Cần Vương chống Pháp và tích cực hoạt động ở miền Trung. Ông chủ trương xây dựng cứ điểm Ba Đình ở Nga Sơn, sau đó chỉ huy cánh quân ở Vĩnh Lộc (Thanh Hóa). Bị quân Pháp đàn áp mạnh, ông rút về vùng rừng núi để xây dựng lại phong trào rồi quay lại phản công, khiến giặc Pháp kinh hồn bạt vía. Sau đó, ông sang Trung Quốc để tìm cách xin viện trợ. Trần Xuân Soạn mất tại Long Châu (Trung Quốc) ngày 17 – 12 – 1923.
  • HOÀI THANH (1909 – 1982): Sinh năm Kỷ Dậu, tên thật là Nguyễn Đức Nguyên, quê Nghệ An; nhà phê bình, nghiên cứu văn học. Ông viết báo từ 1930 trên các tờ Phổ thông, Dân chúng, Tràng An… Sau đó chuyển sang dạy học ở các trường Phú Xuân, Thuận Hóa (Huế). Năm 1941, Hoài Thanh hoàn thành cuốn Thi nhân Việt Nam. Sau cách mạng tháng 8, ông được cử làm Chủ tịch Văn hóa Cứu quốc thành phố Huế. Từ năm 1950, là ủy viên Ban Thường vụ Hội Văn nghệ Việt Nam đồng thời là Giám đốc Vụ Văn học Nghệ thuật thuộc Bộ Giáo dục. Năm 1956, là Vụ trưởng Vụ Nghệ thuật và giảng dạy tại trường Đại học Tổng hợp. Từ 1958 – 1968, Hoài Thanh là Tổng thư ký Ban chấp hành Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật, đại biểu Quốc hội khóa II.

Tác phẩm đã xuất bản: Văn chương và hành động (1936), Thi nhân Việt Nam (viết chung với Hoài Chân, 1941), Có một nền Văn hóa Việt Nam (1946), Quyền sống con người trong Truyện Kiều (1949), Nói chuyện thơ kháng chiến (1951), Nam Bộ mến yêu (1955), Bác Hồ (1960), Chuyện thơ (1978),…

  • PHẠM NGỌC THẠCH (1909 – 1968): Sinh năm Kỷ Dậu, quê Quảng Nam; bác sỹ, nhà hoạt động cách mạng. Ông mẫn cảm, linh hoạt, giàu lòng yêu nước, theo học Y khoa bên Pháp rồi về nước nhiệt tình xây dựng các cơ sở cách mạng, trở thành thủ lĩnh phong trào Thanh niên Tiền phong Sài Gòn trước năm 1945. Sau cách mạng tháng 8, ông là Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến Hành chính khu Sài Gòn – Gia Định, rồi ra Bắc, được cử làm Bộ trưởng Y tế đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Phạm Ngọc Thạch đã cống hiến xuất sắc cho nền y tế nước nhà với nhiều công trình y học quy mô và hiệu quả, đặc biệt trong việc phòng chống bệnh sốt rét.
  • LƯƠNG ĐỊNH CỦA (1921 – 1975): Sinh năm Tân Dậu, quê Sóc Trăng, Giáo sư, Tiến sỹ Nông nghiệp. Ông say mê nghiên cứu cây trồng, du học ở Nhật Bản rồi quay về phục vụ tổ quốc. Với lối sống giản dị, chân thành, cởi mở, tác phong làm việc nghiêm túc, cần mẫn mà khoa học, sáng tạo, ông đã lai tạo ra nhiều giống lúa, khoai, ngô, dưa… mới rất hiệu quả và phù hợp với nền nông nghiệp Việt Nam. Từ năm 1954, Lương Định Của tập kết ra Bắc, đảm nhiệm nhiều cương vị quan trọng. Ông được bà con nông dân cả nước mến mộ, gọi là “bác học của đồng ruộng” và được Nhà nước phong tặng nhiều danh hiệu cao quý.

 

Bút danh : HIẾU VĂN

NGUYỄN VĂN HIẾU

Số 80 đường Xuân 68 – Thành phố Huế

Mobile : 094.688.9021

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

  1. Đinh Xuân Lâm – Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam – NXB Giáo dục – 2005.
  2. Nhiều tác giả - Từ điển Văn học – NXB Thế giới Văn học – 2007.
  3. Nguyễn Khắc Thuần – Danh tướng Việt Nam – NXB Giáo dục – 2002.
  4. Trương Hữu Quýnh – Sổ tay Kiến thức lịch sử - NXB Giáo dục – 2002.

Tin tức khác

Tin mới
Hoạt động

Quảng cáo

backtop