KÝ ỨC VỀ MỘT MÙA XUÂN - LÊ VĂN MINH CCB D4E174

KÝ ỨC VỀ MỘT MÙA XUÂN - LÊ VĂN MINH CCB D4E174

KÝ ỨC VỀ MỘT MÙA XUÂN - LÊ VĂN MINH CCB D4E174

KÝ ỨC VỀ MỘT MÙA XUÂN - LÊ VĂN MINH CCB D4E174

KÝ ỨC VỀ MỘT MÙA XUÂN - LÊ VĂN MINH CCB D4E174
KÝ ỨC VỀ MỘT MÙA XUÂN - LÊ VĂN MINH CCB D4E174

KÝ ỨC VỀ MỘT MÙA XUÂN - LÊ VĂN MINH CCB D4E174

Ký ức về một mùa Xuân

Lê Văn Minh-CCB D4E174

Những ngày này cách nay 38 năm trên chiến trường K - Mùa Xuân đầu tiên trên vùng chiến sự Campuchia.

Xuân về ai cũng lo lắng đủ việc, đối với tôi cũng không ít việc nào là lo việc làm muốn giải quyết cho xong trong những ngày cuối năm, để đầu năm không phải bị nợ nần vì việc công, rồi chuyện gửi cho vợ yêu một ít tiền để lo cho 3 ngày Tết, rồi cùng vợ con dọn lau làm sạch nhà cửa... để đón Xuân sang.

Thế nhưng trong không khí chào đón Xuân, tôi lại không quên được những kỷ niệm trong những năm tháng mà mùa Xuân đến với chúng tôi những người lính trên chiến trường Campuchia, mùa Xuân đến mà chúng tôi không hay biết Xuân đã về lúc nào và chúng tôi cũng không biết rằng mình còn có được đến ngày hôm nay. Xin tri ân sâu sắc đối với những anh em đồng đội của chúng tôi đã hiến trọn tuổi thanh xuân, hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân, để cứu một dân tộc hồi sinh từ những “cánh đồng chết” hoang tàn trên đất nước Campuchia…

…Cuối năm 1978, sau ngày 30/12/1978, trước thắng lợi giải phóng Thị xã Kratie, đơn vị Đại đội 1, D4, E174, F5, chúng tôi được dừng lại vài ngày, chốt chặn và bảo vệ nhân dân Campuchia. Và cũng từ đây, chúng tôi mới có dịp gặp được những đoàn người dân phần đông là người già, phụ nữ, trẻ em chạy lánh nạn, giờ quay trở về nơi đây sinh sống. Việc đánh chiếm Thị xã Kratie đã tạo sự ảnh hưởng rất lớn làm mất tinh thần chiến đấu của nhiều đơn vị quân đội Khmer đỏ trước sự tấn công nhanh chóng của lực lượng quân đội ta. …

Đơn vị nằm chốt và đón chào Năm mới (Năm 1979) tại Thị xã Kratie được mấy ngày, sau đó toàn đơn vị lại tiếp tục hành quân bằng xe cơ giới theo con đường hướng Bắc dọc theo dòng sông Mêkông hơn 30km đến bến Sambour, hướng phía Bắc Kratie, trên đường tiến quân dọc theo dòng sông MêKông phía Đông, đơn vị bắt được một người đàn ông, mà ngồi trên xe suốt trên đường đi miệng cứ nói tôi là người dân “Khơnhum ro chichuôl”, có lẽ ông ta rất sợ khi bị bắt.

Tiến quân bằng xe, dọc đường không phát hiện địch chốt chặn, nên đoàn quân đi qua nơi định đổ quân, vượt ra lộ 7 để đi lên Stung Treng, Khi biết đoàn quân đã hành tiến quá nơi dừng đổ quân nên xe phải quay lại và đổ quân tại bến Sambour. Đơn vị K1, D4, E174, F5 chúng tôi được lệnh vượt sông Mêkong trên những chiếc phà xuồng gỗ, đoạn qua bên kia sông Mêkông phía bờ Tây hơn 2km. Khi vừa qua bến sông, ngày 07/01/1979, chúng tôi được tin Thủ đô PnomPênh được giải phóng vào lúc 12g30’. Anh em, đồng đội chúng tôi vui mừng, một số đồng đội được quay trở về bên kia sông MêKông, theo Quốc lộ 7 hướng về Snuol, số còn ở lại chúng tôi cùng đơn vị với vài chiếc xe chở quân và xe chiến đấu M113.

Ngày 09/01/1979, được lệnh tiếp tục cắt rừng, truy kích và truy quét tàn binh của Pôn Pốt, từ Phumi Peam Yeav Kracheh cắt đường rừng theo hướng Tây TN đến địa phận KompongThom. Ngày 13/01/1979, trong hành tiến đơn vị đã tiến quân theo hướng Tây đến KongpongThom, Siem Reap, rồi lên Sisophon, theo lộ 56 đánh lên hướng Bắc vào tận Phum Puoc (ThmaPuok) Tỉnh Battambang (Vùng Tây Bắc Campuchia) vào ngày 20/01/1979 lúc này đã là ngày 22 tháng Chạp (năm Mậu Ngọ), khu vực nơi đây gần biên giới Thái Lan, mục tiêu chiến lược cuối cùng của cuộc tổng tiến công. Khi đánh vào Siem Reap, chúng tôi vào Hôi trường và tôi có nhặt một quyển Tạp chí của Đảng CS PonPot in hình màu có gương mặt tươi cười của PonPot nắm tay cùng lãnh đạo CHNDTH giơ cao còn nằm trong hộc bàn Hội trường và lấy một lá cờ của Đảng CS của PPốt treo trên tường để giữ kỷ niệm (sau này khi về nước chuyển ngành, tôi đã để thất lạc mất!)

Ngày 27/01/1979 (ngày 29 tháng 12 âm lịch, ngày cuối năm Mậu Ngọ), cả E hành quân thiếu nước, đến nửa đêm, có được con suối, anh em đồng đội đơn vị vui mừng, xuống dùng mũ cối múc nước uống không biết nước trong hay đục vì đêm tối mịt, chỉ nhờ được ánh sáng đèn pin của B trưởng, anh em múc uống mà cảm thấy niềm khát khao được giải thoát. Đêm cuối năm (Mậu Ngọ) tạm dừng quân nơi rừng sâu, chúng tôi có biết đâu nơi quê hương nhà nhà đang đón giao thừa, chào mừng mùa Xuân mới (năm Kỷ Mùi). Rồi sáng ngày hôm sau, ngày 28/01/1979, (Mùng 1 Tết Kỷ Mùi), trên lộ 10 (ngày nay là QL 57) đoạn giữa từ Pailin về Battambang chúng tôi phát hiện địch hành quân bằng xe cơ giới trên lộ, đơn vị đã giàn quân ra và nổ súng. Trận này B Trưởng Quang Khởi hy sinh (bị địch bắn trúng giửa trán) nằm gục chết mà Trung đội chưa hay biết, cho đến khi khẩu súng RPD của Nguyễn Hùng bị kẹt đạn và Hùng quay sang gọi báo cho anh Khởi thì mới phát hiện đ/c Khởi đã hy sinh!... Trước lúc anh bị trúng đạn tôi còn nghe tiếng anh đang nhấn tiếp đạn vào hộp băng đạn vì tôi nằm chiến đấu gần anh.

Lúc đầu ta nổ súng trước, địch bị bất ngờ, nhưng sau thời gian giao tranh, địch đã biết lợi dụng tình thế hướng gió, chúng đốt cỏ tranh, lửa lan dần về phía chúng tôi, nằm áp sát đất nghe tiếng lửa cháy mà tôi cứ ngỡ như là xe tăn của địch đang tiến đến, giờ phút lửa càng lúc càng gần về phía chúng tôi, vì vậy buột đơn vị phải rút quân, anh em chúng tôi phải cùng nhau đưa thi thể anh Khởi về phía sau xuống suối cạn…

Rồi ngày 29/01/1979, (Mùng 2 Tết Kỷ Mùi), đơn vị từ hướng Tây đoạn giữa từ Pailin về Battambang vận động đánh trở về hướng Đông Bắc đánh cùng xe tăng trên lộ còn bộ binh thì vận động dưới 2 bên đồng trống. khi đánh lên tôi phát hiện 1 tên địch bị bắn gục nằm gọn trong hố cá nhân, tay nó còn cầm khẩu súng M.79, khi tôi vượt lên thu khẩu súng M.79 của nó, lúc này nhìn mặt nó thì tôi thấy nó còn rất nhỏ, tuổi đời của nó theo tôi nó có lẽ mới đến 15!...

"Chiến tranh không phải trò đùa..."

Tin tức khác

Tin mới
Hoạt động

Quảng cáo

backtop