NGÀY XUÂN NGHĨ VỀ VĂN HÓA

NGÀY XUÂN NGHĨ VỀ VĂN HÓA

NGÀY XUÂN NGHĨ VỀ VĂN HÓA

NGÀY XUÂN NGHĨ VỀ VĂN HÓA

NGÀY XUÂN NGHĨ VỀ VĂN HÓA
NGÀY XUÂN NGHĨ VỀ VĂN HÓA

NGÀY XUÂN NGHĨ VỀ VĂN HÓA - TRẦN THẾ TUYỂN

NGÀY XUÂN NGHĨ VỀ VĂN HOÁ

TRẦN THẾ TUYỂN

MỘT

Có thể khẳng định rằng , văn hoá đã có từ xa xưa, khi loài người xuất hiện . Nét đặc trưng bao trùm của nó là cách ứng xử của con người với con người và của con người với thiên nhiên và xã hội .
Có nhiều định nghĩa về văn hoá . Theo Đại từ điển tiếng Việt do Gs Nguyễn Như Ý làm chủ biên ( NXB VH-TT xuất bản 1998)  văn hoá là những giá trị vật chất , tinh thần do con người sáng tạo ra ; là tri thức khoa học; là lối sống, cách ứng xử có trình độ cao, biểu hiện văn minh; là nền văn hoá một thời kỳ cổ xưa...
Lại có người bảo rằng , cái gì còn lại sau khi tất cả cái khác bị quên đi; cái đó chính là văn hoá .
 Như thế, có thể hiểu rằng, văn hoá , văn minh đối nghịch với hủ lậu, lạc hậu và đích thực là cái còn lại , sau khi đã quên hết cái cần quên .

Ngày nay, khi xã hội phát triển, qua nghiên cứu, tổng kết, rút ra hệ luận , bài học , kinh nghiệm...hình như cái gì  cũng gắn liền với văn hoá : Văn hoá ứng xử , văn hoá quân sự , văn hoá giáo dục , văn hoá giao thông, văn hoá ẩm thực , văn hoá công sở ... và, cả văn hoá Đảng nữa .

Xét dưới góc độ là giá trị tinh hoa, về vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra, rõ ràng lĩnh vực nào cũng có văn hoá và cần có văn hoá .

Người ta nói, pháp luật là đạo đức tối thiểu, còn đạo đức là pháp luật tối đa. Như thế , pháp luật và đạo đức có mối quan hệ biện chứng; cùng mục đích , có khác là  về phương pháp và điều đáng nói là cả hai đều có mẫu số chung là văn hoá .
 

HAI

Khi đất nước ta bước vào thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa (CNH- HĐH )và hội nhập quốc tế, kinh tế dường như giữ vai trò
quyết định cho sự nghiệp phát triển . Lực lượng nòng cốt để phát triển kinh tế là doanh nghiệp và doanh nhân.
Doanh nhân là chiến sỹ thời bình . Trong chiến tranh, những chiến sỹ hy sinh vì tổ quốc được Đảng, Nhà nước và nhân dân tôn vinh danh hiệu cao quý: LIỆT SỸ. Còn doanh nhân - những chiến sỹ thời bình khi " ngã ngựa " giữa thương trường thì họ được gọi là gì ? Chia sẻ với chúng tôi, một doanh nhân thành đạt có nhiều đóng góp cho xã hội bày tỏ: khi chúng tôi " hy sinh " không những không được công nhận là liệt sỹ mà có khi
còn được " phong " là tử tù .
Vì sao vậy ? Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hệ lụy đó, nhưng theo chúng tôi có sự liên quan đến văn hoá.
 Phải khẳng định , đại đa số doanh nhân nước ta làm kinh tế - làm giàu đậm đà văn hoá . Cũng như chiến sỹ thời chiến , họ vượt lên chính mình, lao tâm khổ tứ , không chỉ đổ mồ hôi mà có khi còn đổ máu để chèo lái con thuyền doanh nghiệp đặng làm ra của cải cho xã hội, góp phần xây dựng và bảo vệ đất nước và chia sẻ với cộng đồng xã hội .
Bên cạnh đó cũng phải thẳng thắn nhìn nhận, còn có những doanh nhân thiếu tầng văn hoá để lại những hệ lụy đáng buồn .
Thực tế , không ít đại gia, những người nổi tiếng trong giới doanh nhân , hôm nay  còn lẫy lừng trên thương trường với những danh hiệu cao xa : "Sao vàng đất Việt " , " Doanh nhân tiêu biểu thời đại HCM"...; hôm sau đã thân bại danh liệt, vướng vòng lao lý , là tội phạm, có người còn là tử tù .

 Có nhiều lối dẫn đến bi kịch ấy, nhưng theo chúng tôi sự thiếu hụt về văn hoá, đặc biệt văn hoá doanh nhân là mắt xích quan trọng .
Văn hoá doanh nhân, trước hết là mục đích làm giàu . Không phải ai từ lúc khởi nghiệp cũng có động cơ đúng đắn để làm giàu . Làm ra của cải cho xã hội phục vụ yêu cầu của sự phát triển đất nước nói chung và nhu cầu hưởng thụ của con người , trong đó có bản thân, gia đình mình nói riêng là một mục đích đúng đắn . Nhưng có người , ngay từ đầu bước vào thương trường đã vướng vào căn bệnh háo danh, với lối sống đại gia, phục vụ cho mục đích của riêng mình . Vì thế họ bất chấp pháp luật và đạo đức. Coi lợi nhuận là trên hết. Từ đó , họ luồn lách, tìm đủ mọi biện pháp " giương đông kích tây" , " tay không bắt giặc" , " treo đầu dê bán thịt chó "; mua chuộc người có quyền thế, tạo nhóm lợi ích để vụ lợi .
 Thứ hai, vì động cơ không đúng đắn, họ "thượng đội " dùng đồng tiền tạo cái "thẻ đặc biệt " vào  ra nhà quan chức cấp cao như nhà mình . Họ đề xuất lập dự án khu công nghiệp nọ, thay đổi địa lý hành chính khu vực kia để đạt mục đích nhóm lợi ích .
Còn với người lao động ,  với vai trò ông chủ, họ " hạ đạp" bóc lột sức lao động, ngược đãi , không thực hiện các quy định của pháp luật như đóng bảo hiểm lao động, né tránh các quy định về chế độ làm việc ; không tôn trọng quyền quyền được hưởng thụ chính đáng của người lao động .
Thứ ba, với đồng nghiệp , một mặt họ tìm cách loại trừ đối thủ cạnh tranh  ; mặt khác tạo nhóm lợi ích, đánh " hiệp đồng binh chủng " .Coi đồng tiền là trên hết .
Rõ ràng , xét dưới góc độ văn hoá doanh nhân họ không những không tạo ra các giá trị cốt lõi về vật chất , tinh thần mà còn để lại hệ lụy, băng hoại truyền thống văn hiến, đạo đức của dân tộc và xa rời
các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước .

Cuối cùng , cần biện chứng trong cách đánh giá. Đến  lượt mình , Đảng và Nhà nước cần xem lại từ quan điểm đến biện pháp về phát triển kinh tế và chính sách đối với doanh nghiệp, doanh nhân .
Một mặt tạo hành lang pháp lý phù hợp, môi trường trong lành cho doanh nghiệp và doanh nhân cống hiến . Mặt khác cần có biện pháp chế tài, minh bạch trong việc đánh giá doanh nghiệp , doanh nhân . Làm sao để những người có tâm có tài cống hiến làm ra của cải, góp phần xây dựng và bảo về đất nước ; và kịp thời ngăn chặn, xử lý đích đáng những kẻ vì mục đích xấu, vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức, làm giàu bất chính, làm bẩn không khí , môi trường xã hội .
Đó là một trong liều thuốc , cách ứng xử văn hoá tốt nhất trong tình hình hiện nay .
TTT

Tin tức khác

Tin mới
Hoạt động

Quảng cáo

backtop