NHỮNG CỘT MỐC CỦA TỔ QUỐC VIỆT NAM

NHỮNG CỘT MỐC CỦA TỔ QUỐC VIỆT NAM

NHỮNG CỘT MỐC CỦA TỔ QUỐC VIỆT NAM

NHỮNG CỘT MỐC CỦA TỔ QUỐC VIỆT NAM

NHỮNG CỘT MỐC CỦA TỔ QUỐC VIỆT NAM
NHỮNG CỘT MỐC CỦA TỔ QUỐC VIỆT NAM

NHỮNG CỘT MỐC CỦA TỔ QUỐC VIỆT NAM

CỘT MỐC VÀ TỔ QUỐC

NGUYỄN ĐỒNG BẰNG

Con người sinh ra ở bất kỳ đâu, sinh sống ở bất kỳ nơi nào trên trái đất này đều có một thứ mà được gọi với cùng một tên chung đó là Tổ quốc. Người Việt Nam cũng vậy, song người Việt còn gọi tổ quốc của mình bằng một cái tên rất đặc thù – Đất Nước, đất nước chỉ thế thôi nhưng chứa đựng bao nhiêu hàm ý:  Đất là nơi con người đứng lên bên trên nó, là nơi cuối cùng con người trở về. Nước là nhu cầu của sự sống mà còn là thực tế của hành tinh, Các cụ từ ngàn xưa đã nói “ Tam sơn, tứ hải “, nước đối với dân Việt còn nói lên một điều của đa số dân Việt từ ngàn xưa đó là vùng lãnh thổ trồng lúa nước.

Ngồi gom lại những kỷ niệm của một đời quá nhiều để kể, để viết. Rồi bỗng dưng ngước nhìn tấm hình chụp mình tại cột cờ Lũng Cú – Lạng sơn, thế là những cột mốc biên cương của Tổ Quốc những nơi mình đã đến bỗng ùa về để rồi cố viết những dòng cảm về cột mốc và Tổ Quốc.

1.

 Biên giới phía bắc với Trung QuốC

Cột mốc 102 Lao Cai

Nếu tự nhận mình là con của tỉnh Lao cai cũng đúng, bởi tôi học phổ thông trọn vẹn tại Lao cai rồi từ đó mới đi bộ đội, vì thế tôi nói về cột mốc tại Khu phố Lao cai- tỉnh Lao Cai Việt Nam với Hà Khẩu- Tỉnh Vân Nam- Trung Quốc.

           Trước hết xin khoe rằng Lao Cai có huyện Bát xát là “ Nơi con sông hồng chảy vào đất Việt” . Tỉnh Lao cai như hình con bướm đang xòe cánh bay, cái cột mốc mà tôi muốn nói nằm ngay đầu cầu Hà khẩu. Chiếc cầu ngày nay đã xây mới bằng bê tông, ngày xưa nó làm bằng thép có đường xe lửa chạy chính giữa, cây cầu bắc qua con sông Nậm Thi ( tạm phiên ra tiếng dân tộc kinh là suối hát), con sông ngày xưa khi còn học sinh chúng tôi thường hay bơi qua lại không ai ngăn cấm và hỏi hộ chiếu hoặc giấy thông hành.  

           Giờ đây sự phát triển khang trang của thành phố Lao cai, cột mốc đã được xây dựng bằng đá hoa cương và mang số hiệu 102 .

                                                  Cột mốc 102 tại Thành phố Lao Cai

Cột mốc số 0

Nhiều người đã hoặc sẽ lầm tưởng cột mốc số 0 nằm đâu đó ở tỉnh Quảng Ninh. Vâng cột mốc số 0 là 1 trong 2 cột mốc ba biên của Việt Nam. Cột mốc số 0 nằm tại A Pa Chải là điểm cực Tây của Việt Nam, thuộc xã Xín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên. Nơi đây là ngã ba biên giới đặc biệt của ba nước Việt Nam – Lào – Trung Quốc và được hoàn thành việc cắm cột mốc vào 27/6/2005, trên độ cao 1.400m, Cột mốc có 3 mặt, mỗi mặt hướng về quốc gia và ghi bằng chữ của quốc gia nó nhìn về.

                             Cột mốc ba biên số 0 ( bên phải là Trung Quốc, Bên Trái là Lào)

Con đường lên cột mốc cách đây 8 năm phải vượt rừng khiến nhiều người thích thú, đặc biệt là những người muốn chinh phục từng miền đất của tổ quốc. Nếu thời tiết thuận lợi, việc leo tới cột mốc A Pa Chải chỉ mất khoảng 4 tiếng leo lên và 3 tiếng đi về. Nay đường đã đi được xe đến gần cột mốc.

 

Cột mốc Hữu Nghị - Lạng sơn

Lạng sơn tôi đã đến rất nhiều lần, từ năm 1973 khi còn công tác tại Công ty Ngoại thương tỉnh Lao Cai tôi đã đến lạng sơn, nhận hàng viện trợ tại ga Đồng Đăng. Rồi năm 1992, Tôi cùng Ông Trần Long ( nguyên giám đốc công an tỉnh Lao Cai, nguyên phó ban quản lý xây dựng lăng Bác ) sang trung Quốc bằng đường  bộ thăm lại khu đào tạo cán bộ Việt Nam thập niên 60 thế kỷ 20. Ngày đó con đường lên cửa khẩu Hữu Nghị rất nhỏ, các xe tải loại 4 tấn phải nhường nhau mới qua được. Năm 2014 tôi trở lại lạng sơn, Con đường rộng trải thảm nhựa rất đẹp. Khu vực cửa khẩu khang trang và rộng rãi, Chụp một tấm hình với cột mốc mới bằng đá hoa cương và cột cây số được giữ lại ngay cạnh hành lang cho người đi bộ qua biên giới sang Trung Quốc

 

Cột cột cây số Hữu Nghị trước đây nằm trên đường quốc lộ, nay vẫn được giữ nguyên

 

             

Cột mốc 1116 ngày nay  tại cửa khẩu Hữu Nghị- Tỉnh Lạng Sơn

 

                                     Cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị- Lạng Sơn

 

Cột mốc Thác Bản Giốc-Cao Bằng

Cột mốc 836 tại thác Bản Giốc – Tỉnh Cao Bằng

Năm 2012 tôi mới trở lại Thác Bản giốc – Cao Bằng, con thác cũ vẫn còn đây, vào mùa đông nên nước cạn, dòng nước không ào ạt như xưa và giờ đây thác nước lại do 2 nước Việt Nam và Trung Quốc cùng khai thác chung. Nhìn sang dãy núi bên kia dòng sông mà lòng bỗng dâng nỗi  buồn vô định.

Thác Bản Giốc- Cao Bằng mùa đông năm 2012

 

Cột mốc Móng Cái - Quảng Ninh

Không hiểu cái duyên cớ gì mà các cột mốc biên giới phía bắc của tổ quốc Việt Nam tôi thường đến vào mùa đông. Phải chăng tôi muốn mang cái ấm áp của phương nam ra bắc. Ba năm liền 2011, 2012, 2013 năm nào tôi cũng tới Móng Cái, tới cái cột 1369 (1) nằm trên cầu Ka Long, dòng sông biên giới tự nhiên.

                           

 

2.

Biên Giới Việt Nam – Lào

Biên giới Việt Nam-Lào cột mốc số 0 tại A Pa Chải là điểm cực Tây của Việt Nam, thuộc xã Xín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên. Nơi đây là ngã ba biên giới đặc biệt của ba nước Việt Nam – Lào – Trung Quốc tôi đã nói ở phần biên giới phía bắc Việt Nam với Trung Quốc

Cột mốc Tây Trang – Điện Biên

Cửa khẩu Tây trang nằm trên vùng núi cao Tây Bắc, đến đây vào một chiều mùa đông sương mù giăng mờ mịt, không gian thật tĩnh lặng, gió lùa theo khe núi mang theo âm điệu nghe cứ hun hút lòng. Mấy chiến sỹ biên phòng hết ca trực ngồi sưởi ấm bên đống củi cháy bập bùng cách cửa khẩu không xa. Căn nhà mái tôn bên phải trước khi vào cửa khẩu là nơi ăn nghỉ của cán bộ chiến sỹ biên phòng, hải quan, kiểm dịch quốc tế. Đến đây vào chiều muộn nên chỉ có mấy xe du lịch làm thủ tục xuất cảnh sang Lào, Cảnh vật thật tĩnh lặng đến nao lòng

Cột Mốc Na Mèo, Quan Sơn – Thanh Hóa.

Xuân 2014, sau khi vượt hơn 40 km từ thị trấn Quan sơn-Thanh hóa, con đường đang được sửa chữa mở rộng, chiếc xe địa hình bò vất vả hơn 3 tiếng đồng hồ mới đến được cửa khẩu Na Mèo. Cửa khẩu khá vắng vì con đường quá xấu nên các phương tiện ít đi qua đây. Tranh thủ lúc làm thủ tục xuất cảnh tôi tới cột mốc 327 chụp tấm hình lưu niệm.

Cột mốc Na Mèo- Thanh Hóa

               

3.

Biên giới Việt Nam- Campuchia

Cột mốc ngã ba Đông Dương, Là cột mốc 3 biên thứ 2 gồm 3 mặt, mốc biên giới của 3 quốc gia Việt Nam-Lào- Campuchia

Con đường lên cửa khẩu Bờ Y khá ngoằn nghèo nhưng rất đẹp, Những năm 1998- 2000 tôi thường xuyên ở tỉnh Kon Tum, năm đó con đường từ Kon Tum lên huyện Ngọc Hồi đang làm, Cửa khẩu Bờ Y cũng không to đẹp như bây giờ,

Đến cột mốc ở cao độ 1086m tại xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum sẽ có cảm nhận vùng cao nguyên trù phú rất thú vị

 

Cột mốc Hà Tiên-Kiên Giang

Đây là cột mốc cuối cùng trên đường biên giới giửa Việt Nam và Campuchia. Cột mốc được dựng Tại xã Mỹ Đức, thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang và xã Rus Xây Sroc Khang Lếch, huyện Kom Pong Trach, tỉnh Kampot, Đến cột mốc này vào cuối sáng mùa hè, trời xanh cao vời vợi, xung quanh cột mốc được trồng phi lao và vạn tuế, khoảng sân rất rộng quanh cột mốc lát đá granit. Đứng  dưới chân cột mốc nhìn ra cả một vùng đất ruộng và biển cả quê hương, mùi nước mặn cứ như thấm cả vào da thịt.

 

 

 

 

4.

Các mốc đặc biệt.

Cột mốc biên giới tôi đã đến được kể từ phía bắc xuống phương nam, phần các mốc đặc biệt tôi xin đi ngược từ Nam ra bắc.

Mốc tọa độ Năm Căn- Cà Mau

Ai đã từng đến Cà mau đều không thể bỏ qua vùng đất mũi Năm Căn. Đến để cảm nhận vùng cực nam trên đất liền của tổ quốc. Con đường đến vùng đất mũi không to rộng, nhưng xe 16 chỗ vẫn thoải mái bon bon, gió và hương biển vùng đất mũi không như vùng biển khác mà nhiều người đã cảm nhận, nó cứ khác làm sao ấy, không ai tả bằng lời được.

Cột cờ Lũng Cú- Hà Giang.

                  Đến cột cờ Lũng Cú, điểm cực bắc trên đất liền của tổ quốc cũng vào chiều cuối đông năm 2014. Cột cờ thật hiên                        ngang, sừng sững, từ xa hàng chục km đã thấy cờ bay trong gió. Giờ du khách đến thăm cột cờ Lũng Cú xe du lịch                      chạy thẳng đến tận gần chân cột cờ. Để tới được đỉnh cột cờ, phải vượt qua 389 bậc thang đá và 140 bậc thang xoắn                  ốc trong lòng cột cờ mới lên tháp cột cờ, Chỉ khi đó bạn mới chạm tay được tới lá cờ Tổ quốc rộng 54 m2 và ngắm                       nhìn cả vùng trùng điệp núi rừng của tổ quốc. Cột cờ còn cách mốc biên giới chung ( điểm cực bắc thật sự )  khoảng                      2km. Được xây dựng Nằm trên độ cao 1.700 m trên đỉnh núi Rồng (Long Sơn). Cột cờ Lũng Cú có hình bát giác giống                 cột cờ Hà Nội với 8 mặt chân cột mô phỏng hoa văn trống đồng Đông Sơn và minh họa những thời kỳ lịch sử khác                       nhau của đất nước. Dưới chân cột có khắc phù điêu mang rõ nét hoa văn của trống đồng Ðông Sơn, lá cờ Tổ quốc                       tung bay phất phơ trong gió và in bóng xuống mặt hồ Lô Lô  xanh biếc. Quan sát kỹ hơn một chút, du khách sẽ thấy                     giữa lưng chừng núi Rồng có một cái hang khá rộng và đẹp, đồng bào ở đây gọi là hang Sì Mần Khan.

    Cột cờ Lũng Cú- Hà Giang

Mốc tọa độ 3143 trên đỉnh Fanxipang-Lao Cai

Fansipan là đỉnh núi cao nhất Đông Dương với độ cao 3.143m trên dãy hoàng Liên Sơn. Để leo được lên đỉnh Fansipan, bạn không chỉ rèn luyện sức khỏe mà còn rèn luyện sức chịu đựng của bản thân. Hành trình leo Fansipan là hành trình những bạn trẻ đặt ra để thử thách 2 ngày 2 đêm đi bộ và muốn bản thân được trải nghiệm. Đến nay lên Fanxipang bạn có thể đi cáp treo. Đây sẽ là hệ thống cáp treo vận hành liên tục với độ dài toàn tuyến khoảng 7 km. Độ chênh tuyệt đối của ga đi và ga đến là 1.404m, với những cabin như một chiếc xe buýt nhỏ, sức chứa tới 35 khách.

Năm 1968 khi đó 12 tuổi theo bố lên dãy hoàng liên sơn lấy măng trúc một loại măng rất đắng. 11 năm sống ở Lao Cai nhưng tôi chưa 1 lần leo lên đỉnh Hoàng Liên Sơn. Mãi đến gần đây 2016 tôi mới có dịp lên tới nóc nhà đông dương.

Xuân đang đến, những bồi hồi cảm xúc thật khác biệt khi đặt chân đến từng điểm mốc của Tổ Quốc Việt Nam. 

Đồng Bằng- Xuân Đinh Dậu 2017

Tin tức khác

Tin mới
Hoạt động

Quảng cáo

backtop