ĐẨY MẠNH LƯU TRỮ THÔNG TIN LIỆT SĨ, NGƯỜI CÓ CÔNG

ĐẨY MẠNH LƯU TRỮ THÔNG TIN LIỆT SĨ, NGƯỜI CÓ CÔNG

ĐẨY MẠNH LƯU TRỮ THÔNG TIN LIỆT SĨ, NGƯỜI CÓ CÔNG

ĐẨY MẠNH LƯU TRỮ THÔNG TIN LIỆT SĨ, NGƯỜI CÓ CÔNG

ĐẨY MẠNH LƯU TRỮ THÔNG TIN LIỆT SĨ, NGƯỜI CÓ CÔNG
ĐẨY MẠNH LƯU TRỮ THÔNG TIN LIỆT SĨ, NGƯỜI CÓ CÔNG

ĐẨY MẠNH LƯU TRỮ THÔNG TIN LIỆT SĨ, NGƯỜI CÓ CÔNG

ĐẨY MẠNH LƯU TRỮ THÔNG TIN LIỆT SĨ, NGƯỜI CÓ CÔNG

(vnexpress.net) HÀ NỘI : Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nhắc các bộ ngành ứng dụng khoa học kỹ thuật, phối hợp lưu trữ thông tin liệt sĩ, người có công.

Gửi lời tri ân sâu sắc tới 450 đại biểu trong lễ tuyên dương người có công tổ chức sáng 24/7, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đồng thời nhắc nhớ hàng triệu người đã ngã xuống, đổ máu xương trong các cuộc kháng chiến cứu nước để có độc lập, hòa bình. Người dân Việt Nam sẽ mãi ghi nhớ, tự hào về ý chí ấy.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc phát biểu trong lễ tuyên dương người có công tại Hà Nội, ngày 24/7. Ảnh: Tống Giáp

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc phát biểu trong lễ tuyên dương người có công tại Hà Nội, ngày 24/7. Ảnh: Tống Giáp

"Những bù đắp cho các thương binh, liệt sĩ, người có công không bao giờ bằng được những gì mà họ đã cống hiến cho nhân dân, đất nước", ông nói, nhấn mạnh cả hệ thống cần cố gắng có những tri ân thiết thực hơn.

Những năm qua, cả nước luôn dành nguồn lực to lớn cho hoạt động đền ơn đáp nghĩa. Nhiều chính sách với người có công đã được ban hành, từng bước bổ sung. Chủ tịch nước đề nghị Chính phủ, các cấp ngành, địa phương thường xuyên nắm bắt tâm tư, nguyện vọng để kịp thời giải quyết vấn đề liên quan và đảm bảo quyền lợi cho người có công.

Đặc biệt, các ngành chức năng cần tăng cường ứng dụng khoa học tiên tiến, bộ ngành phối hợp hiệu quả để cập nhật lưu trữ thông tin liệt sĩ, thương bệnh binh, người có công.

Bộ trưởng Lao động Thương binh Xã hội Đào Ngọc Dung tặng quà cho người có công, ngày 24/7. Ảnh: Tống Giáp

Bộ trưởng Lao động Thương binh Xã hội Đào Ngọc Dung tặng quà cho người có công, ngày 24/7. Ảnh: Tống Giáp

Tại lễ tuyên dương, cả hội trường giao lưu lặng đi khi nghe bà Nguyễn Thị Hà Ẩn, lãnh đạo một công ty phân bón, vận tải hàng hóa, kể đến bây giờ vẫn ám ảnh với chiến tranh khi suy giảm sức khỏe thời kỳ hoạt động cách mạng bị tù đày. Vượt qua hàng loạt cơn đau do vết thương tái phát, bà tiếp tục sản xuất kinh doanh, tạo công việc cho khoảng 40 lao động. Hai vợ chồng thương bệnh binh giúp nhiều phụ nữ thoát nghèo, tặng học bổng cho trẻ mồ côi tại địa phương.

Cả nước còn khoảng 200.000 liệt sĩ chưa tìm thấy hài cốt, trên 300.000 liệt sĩ chưa xác định được danh tính. Hiện đã xác nhận trên 9,2 triệu người có công, trong đó 1,2 triệu liệt sĩ, 139.000 mẹ Việt Nam anh hùng; 1.300 anh hùng lực lượng vũ trang, lao động; 800.000 thương binh và hưởng chính sách như thương binh; 185.000 bệnh binh; 320.000 người hoạt động kháng chiến và con đẻ nhiễm chất độc da cam; 1,9 triệu người có công với cách mạng.

Hồng Chiêu

Tin tức khác

Tin mới
Hoạt động

Quảng cáo

backtop