LỜI GIỚI THIỆU TÁC PHẨM " DẤU ẤN CUỘC ĐỜI" CỦA TRUNG TƯỚNG LƯU PHƯỚC LƯỢNG

LỜI GIỚI THIỆU TÁC PHẨM " DẤU ẤN CUỘC ĐỜI" CỦA TRUNG TƯỚNG LƯU PHƯỚC LƯỢNG

LỜI GIỚI THIỆU TÁC PHẨM " DẤU ẤN CUỘC ĐỜI" CỦA TRUNG TƯỚNG LƯU PHƯỚC LƯỢNG

LỜI GIỚI THIỆU TÁC PHẨM " DẤU ẤN CUỘC ĐỜI" CỦA TRUNG TƯỚNG LƯU PHƯỚC LƯỢNG

LỜI GIỚI THIỆU TÁC PHẨM " DẤU ẤN CUỘC ĐỜI" CỦA TRUNG TƯỚNG LƯU PHƯỚC LƯỢNG
LỜI GIỚI THIỆU TÁC PHẨM " DẤU ẤN CUỘC ĐỜI" CỦA TRUNG TƯỚNG LƯU PHƯỚC LƯỢNG

LỜI GIỚI THIỆU TÁC PHẨM " DẤU ẤN CUỘC ĐỜI" CỦA TRUNG TƯỚNG LƯU PHƯỚC LƯỢNG

LỜI GIỚI THIỆU TÁC PHẨM " DẤU ẤN CUỘC ĐỜI" CỦA TRUNG TƯỚNG LƯU PHƯỚC LƯỢNG
LTS:
DẤU ẤN CUỘC ĐỜI của Trung tướng Lưu Phước Lượng là tập hồi ký ( hồi ức ) rất đáng đọc bởi nhiều yếu tố.
Thứ nhất, đây là câu chuyện người thật việc thật, được chính tác giả viết. Câu chuyện không của riêng tác giả mà gắn liền với thăng trầm của đất nước, của quân đội. Qua hồi ký, người đọc có thể suy ngẫm, đánh giá theo cách riêng của mình. Nhưng điều dễ nhận ra, hình thái cuộc chiến và sự quả cảm của những người lính Bộ đội Cụ Hồ trong từng giai đoạn lịch sử luôn thể hiện phẩm chất cách mạng cao quý của quân đội ta: Tận trung với nước, tận hiếu với dân; sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập tự do của tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân.
Nhân gian có câu: “Nhất tướng công thành vạn cốt khô” ( tạm dịch: Để có một vị tướng vạn người đổ máu, hy sinh). Như thế,
để  có một Trung tướng Lưu Phước Lượng đã có biết bao đồng đội ngã xuống, trong đó có những vị chỉ huy lừng danh như Tư lệnh Phân khu SG- GĐ Nguyễn Thế Truyện. Có  cả những thủ trưởng trực tiếp của Năm Lượng  như: Trung đoàn trưởng Ba Vinh, Chính ủy Trung đoàn Hai Phái...  Lưu Phước Lượng không ngoài cuộc. Bản thân ông đã “vào sinh ra tử” nhiều lần.

Thứ hai, với bút pháp tả thực, DẤU ẤN CUỘC ĐỜI là một bức tranh về cuộc đời của tác giả. Nhưng đúng như tiêu chí và quy ước về thể loại hồi ký, bức tranh về cuộc đời riêng của tác giả luôn gắn chặt với bức tranh tổng thể của đất nước. Hay nói cách khác, số phận của tác giả luôn gắn với “ số phận “ của đất nước và quân đội.

Thứ 3, hồi ký không chỉ  nhớ và viết lại câu chuyện đã qua mà từ câu chuyện đó tác giả suy ngẫm, bàn luận, rút ra các hệ luận. DẤU ẤN CUỘC ĐỜI của Trung tướng Lưu Phước Lượng,  sau mỗi trường đoạn đều rút ra những nhận định, đánh giá với cảm xúc của tác giả. Điều đáng chú ý cảm xúc ấy được tác giả chủ động chế ngự, điều chỉnh. Đó là điều rất cần cho một vị tướng cầm quân, một phẩm chất cốt lõi của người làm công tác Đảng- công tác chính trị - lĩnh vực liên quan đến thế giới tinh thần - tư tưởng của con người.

Thứ 4,  bấy lâu nay khi viết hồi ký,  các tướng lĩnh, nhân vật lịch sử thường vào vai người kể; còn chắp bút là công việc của  các nhà văn, nhà báo hoặc người viết có kinh nghiệm. Trung tướng Lưu Phước Lượng tự mình viết. Do vậy bên cạnh dấu ấn riêng , mới lạ; đương nhiên không tránh khỏi  hạn chế khi bạn đọc
tiếp cận tác phẩm...

Nhân dịp kỷ niệm 74 năm ngày Thương binh Liệt sĩ ( 27/7) và 1 năm thành lập Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ TP HCM( 10/7), trang tin điện tử LINH KHÍ QUỐC GIA trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc tác phẩm DẤU ẤN CUỘC ĐỜI của Trung tướng Lưu Phước Lượng - nguyên Phó Tư lệnh về chính trị Quân khu 9- nguyên Phó Trưởng ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ.

Tác phẩm DẤU ẤN CUỘC ĐỜI được đăng tải nhiều kỳ trong  mục KÝ ỨC CHIẾN TRƯỜNG , tiểu mục TÁC PHẨM, vào ngày thứ sáu hàng tuần tại trang tin điện tử:  linhkhiquocgia.vn

LINH KHÍ QUỐC GIA

 

Tin tức khác

Tin mới
Hoạt động

Quảng cáo

backtop