MỘT SỐ Ý KIẾN VỀ TAI NẠN GIAO THÔNG GÂY CHẾT NGƯỜI

MỘT SỐ Ý KIẾN VỀ TAI NẠN GIAO THÔNG GÂY CHẾT NGƯỜI

MỘT SỐ Ý KIẾN VỀ TAI NẠN GIAO THÔNG GÂY CHẾT NGƯỜI

MỘT SỐ Ý KIẾN VỀ TAI NẠN GIAO THÔNG GÂY CHẾT NGƯỜI

MỘT SỐ Ý KIẾN VỀ TAI NẠN GIAO THÔNG GÂY CHẾT NGƯỜI
MỘT SỐ Ý KIẾN VỀ TAI NẠN GIAO THÔNG GÂY CHẾT NGƯỜI

MỘT SỐ Ý KIẾN VỀ TAI NẠN GIAO THÔNG GÂY CHẾT NGƯỜI

 

MỘT SỐ Ý KIẾN VỀ TAI NẠN GIAO THÔNG GÂY CHẾT NGƯỜI

 

Thứ nhất, về HÌNH SỰ : cấu thành Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ.

Điều 202 Bộ luật hình sự quy định: Người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ với mức hình phạt là phạt tiền từ 5 triệu đến 50 triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.

Đối với trách nhiệm hình sự :

Theo quy định của Bộ luật hình sự  tại Điều 202 đã ghi nhận về tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ

“1. Người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:

a) Không có giấy phép hoặc bằng lái xe theo quy định;

b) Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định hoặc có sử dụng các chất kích thích mạnh khác mà pháp luật cấm sử dụng;

c) Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;

d) Không chấp hành hiệu lệnh của người đang làm nhiệm vụ điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông;

đ) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.

4. Vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ mà có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm”.

Như vậy, theo quy định của Điều 202 thì người bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm này phải là người “vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ”.

Ta có thể thấy tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ được thực hiện do lỗi vô ý do tự tin hoặc do cẩu thả.

+ Vô ý do tự tin, trong trường hợp người vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được.

+ Vô ý do cẩu thả, trường hợp người vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ không thấy trước hành vi của mình có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó.

 

Trường hợp bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 202 Bộ luật hình sự, không thuộc trường hợp khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại, do vậy nếu người nhà của bị hại rút đơn tố giác, vụ án vẫn bị khởi tố, việc gia đình bị hại rút đơn chỉ là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.

Theo như trình bày của công ty thì  người điều khiển xe ô tô đi đúng quy định pháp luật, không có vi phạm quy định của Luật giao thông đường bộ nhưng gây tan nạn dẫn đến chết người. Vì người điều khiển phương tiện giao thông không vi phạm quy định về điều khiển giao thông đường bộ do vậy trường hợp này không cấu thành tội phạm mà chỉ phát sinh nghĩa vụ bồi thường ngoài hợp đồng theo quy định của Bộ luật dân sự.
 


Trườnh hợp Gia đình người bị hại vẫn có  gửi đơn tố giác tới cơ quan công an để điều tra, tuy nhiên nếu không có dấu hiệu cấu thành tội phạm thì cơ quan điều tra không thể khởi tố vụ án hình sự.

Về nghĩa vụ bồi thường ngoài hợp đồng:

Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng phát sinh khi trong trường hợp người nào có lỗi xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.
 
Điều 623 Bộ luật dân sự quy định về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra như sau:
 
Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định.
 
Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì những người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
 
Chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ các trường hợp sau đây:

a) Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại;

b) Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
 
Trường hợp này chồng bạn không phải là chủ sở hữu tài sản, nhưng là người điều khiển xe gây thiệt hại, căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 623 Bộ luật dân sự năm 2006, chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ và người điều khiển gây thiệt hại phải cùng nhau liên đới bồi thường thiệt hại.
 
Về mức bồi thường thiệt hại:

Trường hợp xâm phạm gây thiệt hại đến tính mạng của người khác, theo quy định hướng dẫn tại Nghị quyết 03/2006/NQ – HĐTP, việc xác định bồi thường như sau:

-Chi phí cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc cho người bị thiệt hại trước khi chết;

- Chi phí hợp lý cho việc mai táng, gồm các khoản tiền mua quan tài, các vật dụng cần thiết cho việc khâm liệm, khăn tang, hương, nến, hoa, thuê xe tang và các khoản chi khác phục vụ cho việc chôn cất hoặc hoả táng nạn nhân theo thông lệ chung.

Trường hợp, người bị hại không có nghĩa vụ cấp dưỡng cho ai thì không phải bồi thường khoản cấp dưỡng này.

- Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do tính mạng bị xâm phạm. Người được nhận khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần trong trường hợp này là những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại bao gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người bị thiệt hại.

Mức bồi thường tổn thất về tinh thần do tính mạng bị xâm phạm do các bên thỏa thuận, nhưng không được vượt quá 60 tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định tại thời điểm giải quyết bồi thường.

_ Đối với trách nhiệm dân sự:

 “1. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm:

a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc người bị thiệt hại trước khi chết;

b) Chi phí hợp lý cho việc mai táng;

c) Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng.

2. Người xâm phạm tính mạng của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá sáu mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định”.

Do theo quy định tại Điều 604, Bộ luật dân sự về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại

“1. Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.

2. Trong trường hợp pháp luật quy định người gây thiệt hại phải bồi thường cả trong trường hợp không có lỗi thì áp dụng quy định đó”.

Bởi vì bạn thuộc đối tượng được ghi nhận tại Điều 604, cho nên bạn phải thực hiện những trách nhiệm bồi thường thiệt hại ghi nhận tại Điều 610, Bộ luật dân sự.

 

Tin tức khác

Tin mới
Hoạt động

Quảng cáo

backtop