Tự hào Trung đoàn 174 anh hùng - Sáng mãi trang sử vàng

Tự hào Trung đoàn 174 anh hùng - Sáng mãi trang sử vàng

Tự hào Trung đoàn 174 anh hùng - Sáng mãi trang sử vàng

Tự hào Trung đoàn 174 anh hùng - Sáng mãi trang sử vàng

Tự hào Trung đoàn 174 anh hùng - Sáng mãi trang sử vàng
Tự hào Trung đoàn 174 anh hùng - Sáng mãi trang sử vàng

Tự hào Trung đoàn 174 anh hùng - Sáng mãi trang sử vàng

Tự hào Trung đoàn 174 anh hùng - Sáng mãi trang sử vàng

( Bài đăng trên báo yên bái- 21/6/2016)

 

YBĐT - Tháng 6, hoa phượng “cháy rực trời” mùa hạ, cái nóng như đổ lửa càng hun đúc ý chí rèn luyện, phấn đấu, vươn lên của cán bộ, chiến sỹ Trung đoàn 174 anh hùng. Họ đang hòa mình trong không khí thi đua, giành đỉnh cao quyết thắng, lập thành tích chào mừng 66 năm Ngày thành lập Trung đoàn, 70 năm Ngày truyền thống Quân khu 2 anh hùng.


Đại tướng Võ Nguyên Giáp duyệt đội danh dự Trung đoàn 174 khi về thăm Trung đoàn (năm 1978).

Đã nhiều lần đến thăm Trung đoàn 174, nhưng tôi vẫn thích thú và háo hức lắm, đơn giản vì đây là đơn vị có truyền thống trong chiến đấu và xây dựng. Quang cảnh đơn vị khang trang, sạch đẹp và con người nơi đây gần gũi thân mật, “đúng chất” Bộ đội Cụ Hồ. Thượng tá Nguyễn Thế Trung - Trung đoàn trưởng đón chúng tôi bằng cái bắt tay thật chặt và khuôn mặt niềm nở. Anh bảo: “Mời các anh xuống luôn Phòng Truyền thống của Trung đoàn. Không nhiều hiện vật đâu nhưng chắc cũng đủ cho các nhà báo khai thác về truyền thống 66 năm của đơn vị”.

Đúng là hiện vật và tư liệu trong Phòng Truyền thống của Trung đoàn 174 không nhiều nhưng những bức ảnh, những tấm pa nô, những hiện vật được tập hợp về đây quá đủ để chúng tôi và nhất là lớp lớp thế hệ cán bộ, chiến sỹ thấy được truyền thống vẻ vang của Trung đoàn anh hùng này. Từ đó, ra sức rèn luyện, phấn đấu để xứng đáng với bao thành tích vẻ vang của thế hệ đi trước.

Đây là bức ảnh Bác Hồ tại chiến dịch Đông Khê; kia bác Giáp duyệt đội danh dự khi về thăm Trung đoàn năm 1978; bức ảnh này ghi lại khoảnh khắc chiến sỹ Trung đoàn 174 đang tham gia trận đánh đồi A1, trong chiến dịch Điện Biên Phủ hào hùng; còn kia là pa-nô ảnh chân dung những anh hùng và chỉ huy của Trung đoàn.

Nhiều gương mặt thân quen của Anh hùng La Văn Cầu, của Đại tướng Chu Huy Mân, Anh hùng Lực lượng vũ trang (LLVT) nhân dân Đèo Văn Khổ, Anh hùng LLVT nhân dân Bế Văn Đàn... Tất thảy toát lên sự trang nghiêm khi nhắc về những vị anh hùng đáng kính, gợi nhớ lại một thời hào hùng trong lịch sử vẻ vang của Trung đoàn.

Sau chiến thắng Việt Bắc (Thu - Đông năm 1947), cuộc kháng chiến của dân tộc ta chuyển sang một giai đoạn mới. Yêu cầu đặt ra là cần có khối chủ lực cơ động "Quả đấm mạnh" để đập tan âm mưu "Tiến lên bằng đại bác" của thực dân Pháp, tiêu diệt sinh lực địch, mở rộng đất đai và vùng giải phóng.

Ngày 19/8/1949, tại xã Đức Long, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng, Trung đoàn 174 đã được thành lập gồm 3 tiểu đoàn bộ binh: Tiểu đoàn 251, Tiểu đoàn 249, Tiểu đoàn 255; một Tiểu đoàn pháo 253; 6 đại đội binh chủng chiến đấu và cơ quan Trung đoàn bộ. Cán bộ, chiến sĩ của Trung đoàn lúc này được lựa chọn từ những người con ưu tú của Trung đoàn 72 Bắc Kạn, Trung đoàn 74 Cao Bằng, Trung đoàn 28 Lạng Sơn, hầu hết là con em các dân tộc Tày, Nùng, Cao Lan…

Là đơn vị chủ lực mạnh của Bộ Tổng chỉ huy trong kháng chiến chống thực dân Pháp. Ra đời trong bão táp cách mạng, được thử lửa trong cam go, ác liệt của chiến tranh, Trung đoàn 174 đã phát huy truyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam: “Đã đánh là thắng, thắng ngay trận đầu” với trận phục kích Bông Lau - Lũng Phầy. Sau chỉnh huấn, Trung đoàn đánh chiếm cứ điểm Đông Khê, mở đầu chiến dịch Biên giới Thu - Đông 1950. Sau đó, bao vây cô lập Cao Bằng, uy hiếp cứ điểm Thất Khê và phá thế trận phòng thủ của quân Pháp trên đường số 4, cắt đứt con đường tiếp viện của địch, biến đường số 4 thành “con đường chết”, “con đường lửa”, "con đường vĩnh biệt" của quân đội viễn chinh Pháp ở Đông Dương.

Đứng chân tại Tây Bắc, Trung đoàn 174 nằm trong đội hình Sư đoàn 316 tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử. Để thực hiện phương châm “Đánh chắc, tiến chắc”, Trung đoàn 174 được giao nhiệm vụ đánh cứ điểm đồi A1. Trận tiến công tiêu diệt địch trên đồi A1 là một trong những trận đánh ác liệt nhất trong chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử, là dấu mốc quan trọng làm nên chiến thắng của quân và dân ta, tạo nên cơn địa chấn toàn cầu. Trong suốt 38 ngày đêm, lúc tiến công, khi phòng ngự, giành giật với quân thù từng tấc đất, cán bộ chiến sĩ Trung đoàn 174 đã vượt qua muôn vàn hy sinh gian khổ, dầm mình trong mưa bom bão đạn, người này ngã xuống, người khác xông lên bền gan, vững chí tiêu diệt quân thù, giành thắng lợi vẻ vang.

Chiến thắng Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Tổng kết cuộc kháng chiến, Trung đoàn đã tham gia 5 chiến dịch với 50 trận đánh lớn nhỏ, diệt và bắt 6.048 tên địch, thu hơn 3.000 súng, pháo các loại, bắn rơi, phá hủy 21 máy bay, hàng trăm xe quân sự; 7 cá nhân được tuyên dương Anh hùng LLVT nhân dân; Trung đoàn, các đơn vị trực thuộc và nhiều cán bộ, chiến sỹ đã được Đảng, Nhà nước tặng 3 Huân chương Quân công, 450 Huân chương Chiến công; đặc biệt, năm 1954, Trung đoàn vinh dự được Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng cờ Quyết thắng.

Miền Bắc hoàn toàn giải phóng, Trung đoàn 174 về đóng quân ở vùng Thọ Xuân, Thanh Hóa. Cả Trung đoàn lại cùng nhân dân đấu tranh chống hạn hán, lũ lụt và làm công tác dân vận, chống địch cưỡng ép đồng bào di cư vào Nam. Đầu năm 1958, Trung đoàn nằm trong đội hình Sư đoàn trở lại Điện Biên Phủ tham gia xây dựng Tây Bắc thành căn cứ địa cách mạng vững chắc của cách mạng Việt Nam.

Thực hiện theo nhiệm vụ của Tổng Quân ủy, Trung đoàn 174 được lệnh cơ động sang Lào thực hiện nghĩa vụ quốc tế. Lần lượt những chiến thắng Nậm Bạc, Cù Kiệt, Hứa Mường, Khu Keng, Long Chẹng, cánh đồng Chum Xiêng Khoảng… vang lên như một nỗi khiếp đảm, kinh hãi của kẻ thù; đồng thời, là niềm tự hào của những người lính Trung đoàn 174 với nhân dân các bộ tộc Lào anh em. Tháng 6/1974, Trung đoàn 174 nhận lệnh trở về Tổ quốc sau 9 năm làm nhiệm vụ quốc tế cao cả “giúp bạn như tự giúp mình".

Trên chiến trường miền Nam lúc này, “Mỹ cút” nhưng “ngụy chưa nhào”, đã xuất hiện những điều kiện vô cùng thuận lợi để tiến tới giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Trung đoàn 174 lại hành quân bằng cơ giới trong đội hình Sư đoàn vào thẳng Tây Nguyên. Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975, Buôn Ma Thuột là điểm đột phá chiến lược mở đầu cho chiến dịch Tây Nguyên. Nằm trong thế trận cài thế và tạo thế, Trung đoàn 174 phối hợp với các đơn vị tiến công đánh chiếm khu Mai Hắc Đế và Sở Chỉ huy Sư đoàn 23 của ngụy.

Với sức tiến công dồn dập như vũ bão, ta đã giáng những đòn sấm sét lên ngụy quân, ngụy quyền. Kẻ thù đã mang hết tàn lực ra đối phó nhưng chúng vẫn không sao tránh khỏi số phận bị tiêu diệt. Đến 10 giờ 30 phút ngày 11/3/1975, cờ chiến thắng của ta phấp phới tung bay trên nóc hầm Sở Chỉ huy Sư đoàn 23 ngụy và đó cũng là giờ phút các chiến sỹ Trung đoàn 174 bắt sống tên Đại tá Vũ Thế Quang - Tư lệnh Sư đoàn 23 ngụy.

Những người lính Trung đoàn lại vinh dự góp công trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Quán triệt sâu sắc tinh thần chỉ đạo “Thần tốc, thần tốc hơn nữa; táo bạo, táo bạo hơn nữa; tranh thủ từng phút, từng giờ; xốc tới mặt trận; giải phóng miền Nam. Quyết chiến và toàn thắng!”, cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn nằm trong đội hình Quân đoàn 3 nhận nhiệm vụ đánh vào Trung Hưng, Phước Mỹ tiêu diệt lực lượng cố thủ vòng ngoài của ngụy quân, ngụy quyền Sài Gòn. Tổng kết kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Trung đoàn đã tham gia 7 chiến dịch, đánh trên 200 trận, tiêu diệt và bắt sống 13.243 tên địch, thu 2.563 súng, pháo các loại, bắn rơi 54 máy bay, phá hủy 21 xe tăng, xe bọc thép; 3 đơn vị và 4 cá nhân được tuyên dương Anh hùng LLVT nhân dân; được tặng thưởng 3 Huân chương Quân công, 636 huân chương, huy chương các loại.

Đất nước - như lời bài hát của nhạc sỹ Phạm Minh Tuấn: “Sáng chắn bão giông, chiều ngăn nắng lửa”. Tổ quốc vừa mới thống nhất, đất nước vừa mới hòa bình thì quân và dân lại bước vào cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc. Khi tiếng súng đã vang trên bầu trời biên giới, Trung đoàn nhận lệnh hành quân đánh địch trên hướng Sa Pa, sau đó tham gia chiến dịch trên hướng Hà Giang. Một lần nữa, những người lính của Trung đoàn Cao Bắc Lạng năm xưa lại chiến đấu kiên cường, dũng cảm lập nên những chiến công sáng ngời trên vùng đất lịch sử này.

Trung đoàn đã tham gia 8 trận, diệt hàng ngàn tên địch, thu và phá hủy hàng ngàn súng, pháo các loại, 1 cá nhân được tặng danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân, Trung đoàn được tặng thưởng 2 Huân chương Quân công, 27 đơn vị, 25 cá nhân được tặng Huân chương Chiến công.

Còn đang “say” với những tư liệu lịch sử, những bức ảnh quý giá của tướng lĩnh cao cấp và cán bộ, chiến sỹ Trung đoàn 174 nơi chiến trường ác liệt, hay phút sinh hoạt văn nghệ, thể thao thì Chính ủy Trung đoàn, Thượng tá Sa Minh Nghĩa bảo: “Thế hệ cán bộ, chiến sỹ Trung đoàn 174 hôm nay luôn tự hào với lớp lớp cha anh đi trước, 66 năm phấn đấu, xây dựng và trưởng thành, Trung đoàn 174 đã có 3 tập thể, 15 cá nhân được phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân, tiêu biểu như các đồng chí: La Văn Cầu, Bế Văn Đàn, Lý Văn Mưu, Đèo Văn Khổ, Nông Văn Vương...; 24 đồng chí được phong quân hàm cấp tướng trưởng thành từ Trung đoàn, thực sự là động lực để chúng tôi hôm nay có chí hướng rèn luyện phấn đấu thật tốt để mỗi cá nhân dần trưởng thành, để đơn vị ngày càng phát triển vững mạnh toàn diện, bồi đắp thêm truyền thống "Đoàn kết - mưu trí - sáng tạo - dũng cảm - kiên cường - quyết chiến - quyết thắng".

Đứng chân trên địa bàn Quân khu, những năm qua, Trung đoàn 174 đã làm tốt công tác dân vận trong tình hình mới. Giúp dân khắc phục thiên tai, xóa đói giảm nghèo; xây dựng phát triển kinh tế, văn hóa xã hội, giữ vững ổn định an ninh chính trị địa bàn và được Tỉnh ủy, UBND tỉnh Yên Bái, Huyện ủy, UBND huyện Yên Bình ghi nhận, đồng bào các dân tộc yêu mến. Xây dựng đơn vị nề nếp, chính quy; huấn luyện giỏi, sẵn sàng chiến đấu cao, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao là mục tiêu và nhiệm vụ thường xuyên của đơn vị.

Bên cạnh đó, những người lính Trung đoàn 174 anh hùng còn là chỗ dựa tin cậy của cấp ủy, chính quyền địa phương nơi đóng quân, những vụ dập lửa, cứu rừng Hoàng Liên ở Sa Pa (Lào Cai), cứu hộ, cứu nạn khi lũ lụt sạt lở đất ở Chế Cu Nha (Mù Cang Chải), hay chung sức xây dựng nông thôn mới ở xã Đại Đồng (Yên Bình)... đó là những minh chứng, những câu chuyện sinh động nói lên sự gắn kết máu thịt quân - dân mà những người lính Trung đoàn 174 đã làm được.

Lê Phiên - Anh Hải

Tin tức khác

Tin mới
Hoạt động

Quảng cáo

backtop